Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Không nên ăn quá nhiều khi mang thai

Mặc dù tăng cân trong thời kỳ mang thai là điều tự nhiên khi bé phát triển, song các nhà nghiên cứu cho biết nếu trở thành béo thì sẽ đẩy cả mẹ lẫn con vào nguy hiểm. Chẳng hạn, mẹ dễ bị béo phì và thường gặp các rắc rối về sức khỏe như cao huyết áp.

Cần chú trọng dưỡng chất hơn là ăn nhiều khi mang thai

Khuyến cáo của các bác sĩ rằng trong 6 tháng đầu tiên có bầu, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của mỗi phụ nữ là 1.940 calo mỗi ngày, bằng với người bình thường, và không cần ăn bổ sung.

Trong ba tháng sau đó, mỗi bà mẹ chỉ cần ăn thêm 200 calo mỗi ngày, tương đương với một cốc sữa chua và salad hoa quả, hoặc một bát ngũ cốc không đưòng có táo sấy.

Nghiên cứu dài hạn mới đây của Đại học Bristol (Anh) tìm thấy rằng những bà bầu ăn nhiều hơn khuyến cáo nói trên thì có nguy cơ thừa cân, béo phì hoặc trở nên “tròn như quả táo” vào 16 năm sau đó cao gấp 3 lần.

Còn những phụ nữ khi bắt đầu mang bầu có cân nặng vừa phải và chỉ tăng cân nhẹ khi mang thai thì có rất ít nguy cơ phát phì và mắc các bệnh tật liên quan.

Điều đáng nói là ngày càng có nhiều phụ nữ khi bắt đầu mang thai đã ở mức béo phì. Những người này dễ gặp biến chứng như tiểu đường, tiền sản giật, còn con của họ thì có nguy cơ bị tiểu đường và béo phì cao hơn nhiều.

Các chuyên gia cho biết phát hiện này cho thấy tầm quan trọng của việc “bầu bí vừa phải”, nhưng họ cũng nhấn mạnh rằng không bao giờ được phép ăn kiêng.

Chỉ số BMI được dùng để đánh giá liệu một phụ nữ có quá béo khi mang thai. BMI được tính bằng số cân nặng chia cho bình phương chiều cao:

  • Nếu BMI nhỏ hơn 18,5 là thiếu cân
  • Nếu BMI bằng 18,5 đến 25 là khỏe mạnh
  • Nếu BMI từ 25 đến 30 là thừa cân
  • BMI ngoài 30 là béo phì.

Phát hiện của các nhà nghiên cứu đại học Bristol cho thấy phụ nữ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng tối đa là 13,7 kg.

Phụ nữ có cân nặng trung bình tăng tối đa là 16 kg.

Phụ nữ thừa cân chỉ nên tăng tối đa 11,3 kg, trong khi phụ nữ béo phì tăng tối đa theo khuyến cáo là 8,5 kg.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Abigail Fraser cho biết phụ nữ nên tránh ăn quá nhiều, đặc biệt trong 6 tháng đầu khi cân nặng thừa được tích lũy thành mỡ, trước khi em bé thực sự cần cho nhu cầu tăng trưởng.

Meyeucon.org - 24/05/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng và ăn uống khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Cháo cá chép có thật sự tốt cho mẹ bầu?
  • Đu đủ chín – “thần dược” đối với phụ nữ mang thai
  • Uống nước dừa đúng cách khi mang thai
  • Những lợi ích “không ngờ tới” của măng cụt đối với phụ nữ mang thai
  • Mẹ bầu nghén đồ cay, lợi hay hại?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn