Sữa rất có lợi cho trẻ nhỏ, bởi sữa không những là nguồn cung cấp canxi thúc đẩy sự phát triển của xương và răng mà còn là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, uống quá nhiều sữa có thể ảnh hưởng không tốt tới cơ thể của trẻ nhỏ, thậm chí trẻ còn có thể mắc một số bệnh nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ cân nhắc khi cho con uống sữa.
Dưới đây là những vấn đề về sức khỏe mà trẻ dễ mắc phải nếu uống quá nhiều sữa:
Béo phì và bệnh tim
Từ 12 tháng đến 2 tuổi, con bạn có thể bắt đầu uống sữa ngoài. Sữa rất cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này vì nó chứa chất béo góp phần cho sự phát triển và tăng trưởng của trí não. Thông thường, trong 250 ml sữa chứa 150 calo. Trẻ trong độ tuổi này có nhu cầu từ 1.000 – 1.400 calo/ngày.
Tuy nhiên, sữa cũng chứa nhiều chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa là thành phần cấu tạo nên dầu, mỡ có thể làm tăng cholestrol máu và tăng khả năng mắc bệnh về tim mạch. Do vậy, nếu gia đình bạn có tiền sử bệnh tim và béo phì thì nên hạn chế cho con uống quá nhiều sữa.
Thiếu sắt
Sữa tuy có rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại thiếu lượng chất sắt cần thiết cho trẻ nhỏ. Nếu uống quá nhiều sữa, con bạn sẽ cảm thấy no và không muốn ăn thêm các thức ăn giàu chất sắt khác.
Trẻ bị thiếu chất sắt có thể gặp các vấn đề về hành vi và khả năng học tập. Do vậy, để tránh tình trạng này, bạn không nên để con uống quá nhiều sữa mà không ăn thêm các thức ăn khác.
Táo bón
Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa ít chất xơ và các đồ uống như sữa có thể dẫn tới chứng táo bón ở trẻ. Bởi vậy, cha mẹ nên cân bằng lượng sữa và các thức ăn khác cho con mình, đặc biệt cần chú ý tới các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc, trái cây và rau quả.
Cho trẻ uống sữa như thế nào là đủ?
Hai khẩu phần sữa mỗi ngày là vừa đủ cho trẻ nhỏ. Bạn có thể cho con bạn uống một cốc sữa vào buổi sáng và một cốc sữa chua vào buổi chiều trong ngày. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý thêm việc cân bằng khẩu phần ăn của trẻ với các thức ăn chứa nhiều protein, trái cây, rau và ngũ cốc.
Ngoài sữa, cha mẹ cũng nên cho con uống thêm các đồ uống khác như nước trái cây tươi và nước lọc để bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể.
Thúy Hảo đã bình luận
tôi muốn hỏi bác sĩ là con tôi được 2 tuổi, tôi đã mua cho cháu bảng chữ cái và số. Cháu rất thích nên tôi đã dạy cháu, hiện tại cháu đã nhận biết được các số từ 0 đến 9 và biết được các chữ cái trong bảng chữ đó. Vậy tôi có cho cháu học quá sức của mình không?
Meyeucon.org đã bình luận
Điều đó đâu phải là học quá sức, bạn cần phân biệt giữa việc "ép học" với "thích học". Nếu bé đã sớm thích các trò chơi với con số và chữ cái thì đó là cách rất nhanh bạn dạy bé biết và hiểu nhiều hơn. Nên nhớ là để cho bé thích nhé, đừng ép.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên dừng ở đó, không nên dạy thêm như ghép vần, đọc câu… Vấn đề không phải là quá sức hay không mà là sau này khi vào đúng tuổi học theo chương trình trẻ sẽ không tập trung học hoặc háo hức nghe giảng như các bạn khác vì đã "biết rồi khổ lắm nói mãi", trẻ sẽ tỏ ra "hơn người", nói trước vấn đề, nói leo hoặc nói tranh của bạn khi cô giáo đang hỏi kiểm tra bạn, thậm trí là kiêu ngạo, đắc ý khi bạn trả lời sai. Đây là tật bệnh ý thức diễn ra từ từ, khó nhận thấy và khó sửa, dẫn đến trẻ biếng học và có vấn đề về nhân cách. Từ tuổi này đến 4 tuổi bạn nên đọc truyện tranh (hoặc kể chuyện) ngụ ngôn, truyền thuyết anh hùng chiến đấu bảo vệ và xây dựng đất nước ngàn đời nay, truyện các phát minh khoa học của các nhà bác học thế giới và trong nước…có thể cả những chuyện bạn nghĩ ra để uốn nắn bé nếu như trong ngày bé gây ra lỗi, bướng bỉnh lầm lỳ khó bảo. Sau 4 tuổi bạn dạy con ghép các miếng ghép, dạy gấp quần áo giúp mẹ, dạy tô màu (theo lớp mẫu giáo của bé) dạy cách kể chuyện, diễn đạt ý nghĩ của mình…. đó là cách dạy trẻ tính kiên trì, tỉ mỉ cẩn thận, ngăn nắp và tập luyện tư duy khúc triết. Đã có nhiều chuyên gia tâm lý giáo dục nghiên cứu vấn đề này nói rằng cha mẹ thật sai lầm tưởng rằng dạy chữ sớm, học sớm như vậy là tốt cho con, thậm chí ngộ nhận trí thông minh (thần đồng) của con mình hơn trẻ khác. Chúc bé yêu của bạn hay ăn chóng lớn và thông minh, chúc bạn thành công trong nuôi dạy bé yêu nhé.
Nguyễn Thị Hằng đã bình luận
chao bác sỹ, con gái cháu được 10tháng7 ngày bé được 8.2kg cao 74cm, hàng ngày bé ăn 3 bữa bột và 1-2 miếng phomai con bò cười, bú mẹ buổi trưa và tối, be không chiu uống sữa, ăn váng sữa hay sữa chua, chỉ chỉ chịu há miệng khi thật đói, mỗi bữa bé chi ăn hết trên lưng bát con bột(gôm đủ bốn chất và thường xuyên thay đổi vị) hiện tại bé mới có hai răng (bé thích ăn cỏm chan nước canh, hay bánh đa, mì tôm nấu ai nhìn vào cũng cảm thấy bé rất háu ăn nhưng chi được vài miếng thôi), Bé rất hiếu động và đã có thể leo trèo và thỉnh thoảng chiêng chiêng. tối bé ngủ ngon nhưng ra nhiều mô hôi trộm, cháu muốn hỏi bé nhà cháu như vậy có còi quá không ạ. khi cháu sinh bé được 3.6kg mà chậm lên cân quá cháu hơi lo. mong BS tư vấn giúp cháu để bé ăn ngon và tăng cân ạ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nếu khi sinh bé nặng 3200gr (kênh chuẩn) thì hiện tại cân nặng của bé chỉ bằng trẻ 8 tháng, chiều cao lại bằng trẻ 12 tháng tuổi, cân nặng / chiều cao thiếu 1,3-1,5 kg. Cần duy trì bú mẹ 5-6 bữa nhất là về đêm. Bạn nên uống Obimin để bổ sung vi chất cho cả 2 mẹ con. Nên nấu cháo với mía, lấy nước cháo sánh pha sữa có thể bé sẽ thích ăn hơn, không nên cho bé ăn cơm, bánh đa, mì hay phở vì sẽ tạo nhàm chán khi thực sự đến tuổi cho bé ăn cơm. Nên cho bé tắm nắng hàng ngày 20-30 phút tăng dần theo tháng tuổi.