Viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A có đặc trưng riêng, làm trẻ rất mệt mỏi, lười ăn và có thể kèm cảm giác đau đầu, đau bụng. Đáng nói, bệnh dễ tái phát nêu chưa điều trị triệt để và có thể để lại biến chứng thấp tim nguy hiểm.
Một tháng, 2 lần tái phát viêm họng liên cầu
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, bé Minh Khang (4 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) đã phải 4 lần tới bác sĩ vì viêm họng liên cầu, đổi 3 lần thuốc và dùng nhiều loại kháng sinh mạnh…. Chị Hương, mẹ bé Minh Khang cho biết, mỗi lần thấy con sốt mệt (không chơi đùa), ôm đầu, ôm bụng kêu đau, chị đều đưa con đi khám, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cụ thể, sau 4 ngày uống kháng sinh lần đầu không đỡ (bé đột nhiên sốt trở lại, ho rũ rượu như ho gà), chị đã đưa con đi khám và được đổi thuốc. Chỉ được 1 ngày, bé chuyển thở rít, thấy rõ ngực lõm qua mỗi lần thở, gia đình vội đưa vào viện thì đã bị viêm phế quản phổi, uống cùng lúc hai kháng sinh mạnh.
Vậy mà chỉ nửa tháng sau khi dứt thuốc, hết ốm, bé lại bị hâm hấp sốt và rồi lặp lại tình trạng đau đầu, đau bụng và nằm bẹp. “Dù lo lắng nhưng mình không hề nghĩ tới khả năng con tái nhiễm viêm họng liên cầu khuẩn cho tới khi đi khám”, chị Hương kể. Sau 4 ngày điều trị, bác sĩ khẳng định bé không có nguy cơ biến chứng.
Không cảnh giác cao độ như chị Hương nên con của chị Hạnh, cháu T.T.P (14 tuổi ở Nam Định) đã bị thấp tim do biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Chị Hạnh cho biết: “Vì cháu ốm liên miên nên lâu rồi mình cũng mất thói quen đưa con đi bác sĩ khám kê đơn, toàn tự cho con dùng thuốc. Nhưng đợt này, vừa khỏi viêm họng lại thấy con liên tục kêu đau chân, có đêm không ngủ được dù được mẹ nắn chân, bôi dầu… nên mình mới đưa con lên khoa Nhi BV Bạch Mai khám. Bác sĩ xác định cháu bị thấp tim do biến chứng viêm họng, buộc phải điều trị, theo dõi lâu dài”.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, bệnh thấp tim là một biến chứng nguy hiểm của viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh. Thấp tim là bệnh hay tái phát, gây tổn thương van tim với nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh và nếu không điều trị có thể gây các biến chứng tại van tim như hẹp van hai lá, hở van hai lá, hẹp van động mạch chủ… và cuối cùng là sẽ dẫn đến suy tim.
Viêm họng cấp do vi-rút thường diễn biến trong 3 – 4 ngày, chỉ cần dùng thuốc điều trị triệu chứng giảm sốt, giảm ho thì bệnh sẽ lui dần. Trẻ sốt cao nhưng khi hạ sốt vẫn chạy nhảy, chơi đùa.
Còn viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là. Dấu hiệu cơ bản nhất của viêm họng do liên cầu khuẩn là trẻ sốt, mệt mỏi, lưỡi bẩn, đau họng, đau đầu, đau bụng. đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau… Riêng hiện tượng sưng nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân.
Nguy cơ cao ở trẻ lớn
TS Dũng cho biết, viêm họng là bệnh phổ biến ở trẻ em, thường là do vi rút nên không gây nguy hiểm và tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. Chỉ có khoảng 20-30% các ca viêm họng là do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, bệnh dễ gây biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận nếu không được điều trị triệt để. Tuy nhiên, theo TS Dũng, cái khó khi bị bệnh là cha mẹ không thể xác định bệnh do vi rút hay do vi khuẩn để từ đó dùng hay không dùng thuốc kháng sinh.
Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A thường hay gặp ở lứa tuổi trên 5, trong khi đó, trẻ càng lớn thì phụ huynh càng chủ quan, không để ý kỹ các biểu hiện bệnh và thường tự mua thuốc điều trị.
Còn tình trạng tái phát viêm họng liên cầu khuẩn thường là do phụ huynh tự ý dừng thuốc sau 2-3 ngày đã tự ý dùng thuốc. “Điều này cực kỳ nguy hiểm, vì thực chất, bệnh mới chỉ đỡ mà chưa khỏi hẳn. Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ bị lờn thuốc do không điều trị triệt để”, TS Dũng nói.
Để phòng bệnh viêm họng, quan trọng là phải nghỉ ngơi, giữ ấm. Giữ ấm cổ, ngực, gan bàn chân. Bệnh nhân nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.
Trương Thụy La Lan đã bình luận
Thưa Bác Sĩ,
Khi bé bị ho hoặc bà bầu có uống được nước cam thảo hoặc mật ong pha với nước ấm để làm giảm đờm kh?
Trương Thụy La Lan đã bình luận
Thưa Bác Sĩ, con trai cháu nay được 31 tháng, nặng 14.4kg, cao 95cm. Từ lúc bé 18 tháng đến nay bé thường xuyên bị viêm họng (cứ mỗi lần thấy lưỡi bị trắng và bị lốm đốm là bé bị viêm họng), có khi lưỡi và xung quanh miệng bị nổi đẹng làm bé đau không an được và sốt cao, kèm theo là ho có đờm và sổ mũi kéo dài. cháu cho bé đi khám và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác Sĩ Nhi đồng 1 cũng phải mất 2 tuần mới khỏi. Nhưng cũng chỉ được 1 tuần đến 10 ngày là bé lại bị lại.
Cháu có hỏi bác Sĩ tại sao thì Bác sĩ nói là do viêm họng mạc của cháu bị yếu và cho uống thêm Vitamin
(cháu cho bé uống thêm Vitamin PP và B2 hàng ngày (mỗi ngày 2 lần, mỗi lần/1 viên/mỗi loại)). Bác Sĩ cho cháu biết uống thêm vitamin như thế có được không?
Cháu đọc trên mạng viêm họng nếu cứ tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian ngắn sẽ dễ bị biến chứng làm thấp tim. Cháu rất lo lắng vì cứ mỗi lần bé bị viêm họng như thế lại phải uống kháng sinh, uống nhiều kháng sinh cháu sợ bé bị ãnh hưởng đến sự phát triển ủa bé. Bác sĩ cho cháu biế Phương pháp nào hoặc thuốc gì làm hạn chế tình trạng viêm họng trên của con cháu không?
Chân thành cảm ơn Bác sĩ!
Nguyễn Thị Hải Yến đã bình luận
Thưa Bác sỹ! Bé nhà cháu sinh non đc 2,7kg. đến nay 22 tháng được 10.7kg, dai 85cm,bé ăn ngày 3 bữa cháo(tôm, cua, bò, lợn,chim…cháu rất chịu khó đổi vị cho bé), ăn thêm váng sữa, sữa chua, 3 bữa sữa, mỗi bữa 100ml hoac sua tươi, 3 hộp/ngày. Thế nhưng bé tăng cân chậm, bác sỹ có thể tư vấn thêm cho cháu về cách chăm sóc và thực phẩm cho bé giai đoạn này dc k? cháu cảm ơn bs nhiều.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nhớ lần hỏi sau phải xác nhận hộp thư mới nhận được câu trả lời nhé. Bạn cho bé ăn khá tốt nhưng nhớ rằng không nấu kỹ quá sẽ mất chất qua hơi nước bay mất. Nên cho bé tắm nắng 15-20 phút/ ngày. Lượng cháo ăn phải đủ 250-300ml/bữa và đặc. Hiện tại cần chuẩn bị lịch trình chuyển chế độ ăn cơm, trong đó kiểm tra xem bé đã có bao nhiêu răng.
Nguyễn Thị Hằng đã bình luận
Con gái cháu được 6 tháng 18 ngày, do lúc mới sinh bé chỉ bú mẹ khi ngủ, nên cháu phải cho con an sữa similac. nhưng từ khi bé được 6 tháng thì không chịu ăn sữa ngoài nữa mà chi bú mẹ và ăn bột nhưng bé ăn cũng rất ít và lười ăn(có bữa chi ăn vài miếng rồi đùn ra), bé cũng không ăn váng sưa, sũa chua. do cháu phải đi làm và cũng ít sữa nên bao ngoại ngày vẫn cho ăn 4 lần bột do cháu ăn ít,và ngày ép cho bé ăn khoảng 2 lần sữa khoảng 30ml, thực phẩm cho bé ăn vẫn thay đổi, thịt, cá, cua…và các loại rau xay.
Bé lên cân không tốt lắm lúc sinh bé dược 3.6kg nhưng giờ cũng chỉ được có 7.1kg dài 66cm (bé rất hiếu động bác sỹ ạ). Bé cũng hay bị ngẹt mũi và ho khi đổi gió. Bác sỹ cho cháu hỏi bé như thế có bị suy dinh dưỡng không ạ, mong Bác sỹ tư vấn giúp cháu làm thế nào để bé hay ăn, ít bị sổ nghẹt mũi và ho?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn sinh bé khá to nhưng nuôi chưa đúng cách vì thế bé không phát triển được như mong muốn. Hiện tại bé vẫn trong ngưỡng bình thường (cân nặng thiếu 100gr chiều cao thì đạt). Bạn nên có bữa bột ngọt (sữa), mỗi bữa mặn khoảng 200ml có dầu để hấp thụ được vitamin A. Nên cho bé tắm nắng hàng ngày 10-20 phút tăng dần theo tuổi. Do bé hiếu động bạn nên dùng khăn vải xô nhiều lớp lau mồ hôi liên tục ở lưng ngực cho bé, có thể đặt ở lưng khăn mỏng thỉnh thoảng kiểm tra thấy ẩm thì thay (dễ làm hơn thay áo). Làm như vậy bé sẽ đỡ bị thấm lại mồ hôi và cảm lạnh gây sổ mũi, ho…
Nguyễn Thị Hằng đã bình luận
Thưa Bác sĩ con gái cháu giờ đã được 8 tháng nhưng mới được 7.8kg cao 68cm bé chưa mọc răng, mới chỉ biết nhoai chưa bò được. Trộm vía ai thấy cũng khen bé cứng cáp, khoảng 2 tuần gần đây bé đã chịu ăn hơn (ngày 4 bữa bột khoảng 150ml cháu có thay đổi khẩu vị đủ thịt,cá, lươn, trai, rau, dầu …một cục phomai con bò cười và một hộp váng sữa hoặc sữa chua bú mẹ chủ yếu vào buổi tối, nhưng bé không chịu ăn sữa công thức). khoảng 4 ngày gân đây cháu thấy bé đi vệ sinh phân có màu xanh hơi vàng, xác rau như lúc cháu băm nhỏ nấu bột cho bé phân hơi khuôn, hoặc sột sệt, ngày có khi đi 2-3 lần. dạo này bé ngủ tối cũng hay dậy hờn khoảng 5-10 phút rồi lại ngủ đến sáng nhưng bé không có vết chiếu liếm. Bác sĩ cho cháu hỏi bé như vậy có bị phân sống, thiếu vitamim D, còi xương hay suy dinh dưỡng không ạ
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé của bạn thiếu khoảng 0,4 kg và 1,2 cm so với chuẩn của bé lúc sinh nặng 3200gr (vì bạn không cho biết lúc sinh bé nặng bao nhiêu). Chế độ ăn của bé như bạn cho biết là đạt yêu cầu, có thể trong thời gian tới bé sẽ phát triển mạnh hơn do bé chịu ăn hơn dinh dưỡng được cải thiện hơn. Nên cho bé tắm nắng để hấp thụ vitamin D tốt hơn. Cần tập cho bé uống sữa công thức, nên chọn loại có mùi thơm mà bé thích, cho uống lúc đầu ít rồi lượng tăng dần, bé lớn rồi không cho bú bình mà có thể uống cốc (cho vào chén nhỏ uống hết chén lại đổ tiếp). Nếu là phân sống thỉ lổn nhổn, tanh, có thể có bọt, như bạn mô tả có lẽ không phải.