Sức khỏe của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh là hết sức quan trọng. Bố mẹ của bé nên tự chuẩn bị các kiến thức cơ bản nhất để ứng phó kịp thời khi bé bị bệnh. Hãy lưu ý đến các triệu chứng xấu dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe của bé.
Sốt
Sốt là phản ứng của cơ thể bé khi mắc phải một bệnh nào đó khá nghiêm trọng, thông thường nhất là các bệnh nhiễm trùng. Giải pháp trước mắt là hãy làm ướt một chiếc khăn và đắp lên trán hoặc thóp (các điểm yếu trên đỉnh đầu) cho trẻ sau đó nhanh chóng nhập viện để được chữa trị kịp thời. Hãy lưu ý đến những dấu hiệu sau:
- Bé sốt cao hơn 38.3 độ C hoặc thấp hơn quá nhiều so với nhiệt độ trung bình cơ thể.
- Không nguôi khóc trong thời gian dài
- Đi tiểu vàng, nhiều
- Nôn mửa nhiều và ọc ra mạnh
- Có dấu hiệu hôn mê hoặc lơ mơ ngủ, thiếu tỉnh táo
- Tiêu chảy nặng, phân lợn cợn đỏ hoặc nghiêm trọng hơn là chuyển sang màu đen
- Cáu khóc, dụi mắt hoặc các hành vi bất thường khác
- Chán bú sữa
- Khó thở, phát ban, môi tím tái…
- Các mô giữa các xương sườn, phía trên xương cổ, hoặc ở bụng phía trên hóp vào trong khi trẻ hít thở.
Mất nước
Mất nước ở trẻ sơ sinh rất nghiêm trọng nếu bé bị ói mửa nhiều hoặc tiêu chảy nặng. Có một số dấu hiệu mà bố mẹ có thể kiểm tra:
- Bé chỉ có năm hoặc sáu chiếc tã ướt mỗi ngày thay vì 8-10 chiếc như thường lệ.
- Nước tiểu vàng đậm hoặc màu cam nhạt thay vì vàng nhạt.
- Bé đi ngoài phân lỏng.
- Bé bú yếu và không hào hứng.
- Thóp lún vào sâu.
- Bé lơ đãng, thiếu nhanh nhẹn như bình thường.
- Bé bị khô miệng và nướu.
Sự thay đổi về số lượng tã sử dụng hoặc sự thiếu ổn định về việc đi tiêu là dấu hiệu cho thấy bé mất nước nặng, cần bổ sung ngay cho bé. Nếu bé bị tiêu chảy, mẹ cần cho bé uống nhiều nước và khoáng chất để ngăn ngừa mất nước. Khi nhập viện, bác sĩ sẽ đề nghị cho bé dùng giải pháp điện phân giúp bổ sung chất lỏng của bé bị mất và khoáng chất.
Vàng da
Phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da trong vòng 1 tuần sau khi ra đời. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da. Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày, khi chất bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu.
Tuy nhiên, có một số trường hợp vàng da nặng do chất bilirubin tăng quá cao và thấm vào não (y học gọi là vàng da nhân). Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần, vận động vĩnh viễn. Vì thế bố mẹ hãy quan sát để phân biệt bé bị vàng da sinh lý hay vàng da bệnh lý.
Để điều trị vàng da, em bé sẽ được đặt dưới ánh đèn chiếu đặc biệt, ánh sáng này thâm nhập vào da bé và chuyển đổi rồi đào thải các bilirubin thông qua nước tiểu. Ở một số nơi trên thế giới, đèn chiếu sáng không có sẵn thì em bé sẽ được đặt ở bên ánh mặt trời trong thời gian rất ngắn, ánh sáng mặt trời sẽ giúp phá hủy các bilirubin dư thừa.
Mẩn đỏ, phát ban và rỉ máu
Nếu bé bị phát ban trên diện rộng kèm sốt, chảy máu hay sưng tấy cơ thể thì hãy cho bé nhập viện ngay, đề phòng nhiễm trùng máu. Nếu rốn của bé (hoặc rốn còn sót lại) hay bộ phận sinh dục của bé chuyển sang màu đỏ, có dấu hiệu rỉ hoặc chảy máu, các mẹ cần gọi bác sĩ ngay lập tức. Đây là những dấu hiệu nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm.
Một lưu ý nữa là bé sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng hô hấp trên (URI) do virus gây ra. Biểu hiện bệnh là sốt, phát ban, sổ mũi liên tục kèm theo ho kéo dài tới 2 – 3 tuần… Nếu các triệu chứng trên nghiêm trọng hơn thì ngay lập tức mang bé đến bệnh viện.
vu ngoc phu đã bình luận
chao bac si va cac ban doc .con e sinh duoc 4ngay va be bi săc ôi va ngat phai chuyên nên phong sơ sinh chăm soc trong lông kinh .hien giơ be đa đuoc đon xuông voi me nhung be vân ngu nhieu chua bú va môi cua be khô va co vây trăng.vay xin hoi bac si va ban doc be nha tôi co sao không va cho tôi xin cach điêu tri .toi xin chân thanh cam on.
suri đã bình luận
Xin chào bác sỉ!
Emi sinh em bé và bệnh viện đo đươc lượng BilI qua da = 14mg% với chỉ số như vậy thì em bé có bị vàng da sinh lý hay bệnh lý??? em thuộc nhóm máu AB+ có phải nguy cơ con mắc bệnh vàng da ít hơn những người mẹ nhóm máu O phải không bác sĩ??. Em vẫn phơi nắng em bé từ ngày thứ 3 đến giờ được 3 ngày rồi! Mong bác sĩ sớm hồi âm. e đang rất lo lắng. Em chân thành cảm ơn bác sĩ !!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Xin lỗi chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Chắc bạn đã tắm nắng cho bé như hướng dẫn của BS và bé đã phát triển tốt. Chúc bé hay ăn chóng lớn.
nguyen thi hoa ly đã bình luận
xin chào MYC,
Tôi đã sinh em bé được 2 tháng tuổi, nhưng da của em bé vẫn hơi vàng và đen. BS cho hỏi da của bé có thay đổi nữa không? liệu sau này da của cháu có trắng hơn ko?
xin cảm ơn MYC
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nếu da bé vàng là không bình thường, bạn nên đưa bé đi khám BS xem là vấn đề gì.
Shapir đã bình luận
Xin chào bác sĩ!
Tôi vừa sinh mổ cách đây 1 tháng 8ngày, xin hỏi bác sĩ tôi có thể ăn được gì và cử không ăn những gì?
Con tôi hay mất ngủ, xin bác sĩ cho biết tại sao bé sơ sinh mà lại bị mất ngủ, các bác sĩ ở trung tâm y tế bảo con tôi thiếu canxi D hiện tôi đang uống canxi để cho con bú.
Tôi muốn hỏi thêm 1 câu nữa là tôi định cho con tôi uống sữa Gain plus của hãng Abbott, xin bác sĩ cho biết ý kiến!
Rất mong được bác sĩ hồi âm sớm. Tôi xin chân thành cám ơn bác sĩ!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên cho con bú hoàn toàn trong 5-6 tháng đầu. Nếu sau khi ăn bé chưa ngủ sâu, hay vặn vẹo người, hay quấy khóc ọ oẹ, đái ít nước tiểu vàng, vài ba ngày mới đi ị là biểu hiện bé chưa ăn đủ. Bạn chú ý sau khi cho bú nên vắt cạn sữa mẹ làm "rỗng" vú để chu trình SX sữa lại khởi động thì sữa về mới nhiều, đủ cho bé ăn. Trong trường hợp không đủ sữa mới cho bé ăn thêm sữa ngoài, pha đúng công thức. Nhiều bé ăn sữa ngoài là bỏ sữa mẹ vì vậy nên cho ăn bữa tối cuối cùng đi ngủ để bé ngủ sâu đỡ quấy mẹ cho mẹ được ngủ giấc dài hơn, không mất sữa. Bạn nên uống Obimin bổ sung vi chất cho cả 2 mẹ con. Chú ý nên dùng biện pháp tránh thai kẻo lại đau đầu vì hậu quả vì bạn bị mổ đẻ nên ít nhất phải sau 2 năm mới được sinh tiếp. Sau sinh nuôi con bú chưa có kinh hoặc kinh nguyệt thất thường vẫn có khả năng có thai nhưng rất khó nhận biết dấu hiệu có thai