Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thai nhi già tháng và cách phòng tránh

Hiện nay, có khoảng 8-10% trường hợp quá kì sinh nở đến 14 ngày mà vẫn chưa sinh. Những trường hợp này được gọi là thai nhi già tháng. Lúc này, chức năng của nhau thai không còn tốt, thai thiếu dưỡng khi và chất dinh dưỡng, có thể nguy hiểm tới tính mạng. Vậy cần làm gì để phòng tránh thai nhi già tháng?

Dự tính ngày sinh

Nếu tính chuẩn xác thì từ lúc tinh trùng kết hợp vời trứng cho đến khi thai nhi ra đời là 280 ngày. Để tính thời gian sinh nở, người ta lấy tháng cuối cùng thấy kinh nguyệt cộng với 9 và ngày đầu tiên của kì kinh đó cộng với 7. Ví dụ, kì cuối cùng thấy kinh là ngày 1 – 1, vậy thì dự tính sinh vào ngày 7 – 10. Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán do bác sĩ thực hiện bao giờ cũng chính xác hơn, nhất là với những người có kinh nguyệt không đều. Việc dự tính ngày sinh chỉ có giá trị tham khảo, vì không phải thai nhi nào đủ ngày đủ tháng cũng chào đời ngay. Có tới 8 – 10% trường hợp quá kì sinh nở dự tính đến 14 ngày mà vẫn chưa sinh và những trường hợp này gọi là sinh già tháng.

Nên học cách quan sát số cử động thai đối với trường hợp thai nhi già tháng

Những khó khăn khi thai nhi già tháng

– Thai nhi già tháng do thể trọng quá nặng, xương trở nên cứng, nhau không còn khả năng cung cấp dinh dưỡng, gây ra hiện tượng khó đẻ cho người mẹ.

– Lúc này, chức năng của nhau thai không còn tốt, thai thiếu dưỡng khí và chất dinh dưỡng, lớp mỡ dưới da ít, thể trọng giảm và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Làm gì khi thai nhi già tháng?

Đối với phụ nữ mang thai đến ngày sinh mà vẫn chưa chuyển dạ nên học cách quan sát số cử động thai. Những thai lưu lại trong dạ con quá 42 tuần, trước tiên nên xác định liệu có phải già tháng hay không, tiếp đến kiểm tra kì kinh nguyệt cuối cùng xem chu kì kinh nguyệt có đều không và bắt đầu ghi chép về quá trình phát triển của dạ con.Một số phụ nữ mang thai do trước đó uống nhiều thuốc tránh thai, hoặc một số nguyên nhân khác khiến cho chu kì kinh nguyệt kéo dài và thời gian mang thai bị đẩy lùi. Khi mọi tình huống đều đã được xác định chắc chắn, trường hợp nhau thai đã lão hoá thì cần nhập viện ngay để đẻ nhân tạo, tránh trường hợp thai nhi chết ngạt.

Cách phòng tránh thai nhi già tháng

Để tránh xảy ra tình trạng này, y học khuyến cáo các bà mẹ khi mang thai phải có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lí, thường xuyên vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, thể dục nhẹ nhàng… Ngoài ra, cần chú ý một số điểm như sau:

– Phụ nữ chuẩn bị thụ thai nên ghi chép rõ ràng chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của mình để làm cơ sở tin cậy cho việc dự tính ngày sinh.

– Khi mang thai, các bà bầu nên tiến hành khám thai định kì. Nếu không nhớ rõ kì kinh cuối cùng, bác sĩ có thể căn cứ vào phản ứng của thai nhi và các kiểm tra sinh hoá để dự tính ngày sinh. Thông qua khám thai định kì còn có thể phát hiện các yếu tố dẫn đến thai nhi già tháng như: vị trí thai nhi không thuận, động sản dị thường, nước ối quá ít… để sớm lựa chọn các biện pháp sinh có hiệu quả.

– Phụ nữ mang thai bắt đầu từ tháng thứ 6, hàng ngày nên dùng khăn mềm, xà phòng và nước ấm lau đầu vú. Một tháng trước khi sinh nên lau thường xuyên hơn và duy trì việc này cho đến khi sinh. Làm như vậy có thể khiến cho lớp biểu bì ở đầu vú dầy hơn, có độ đàn hồi, không bị nứt, viêm nhiễm khi trẻ bú. Đồng thời có thể kích thích đầu vú khiến tử cung co bóp, có lợi cho việc sinh sản đúng kì.

– 2 tuần trước khi chuyển dạ nên duy trì hoạt động thích hợp, mỗi ngày tốt nhất nên đi bộ 1 tiếng để đầu của thai nhi xoay xuống xương chậu.

Meyeucon.org - 24/06/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển của thai nhi qua những tuần tuổi quan trọng (P2)
  • Những dấu hiệu chứng tỏ mẹ và thai nhi thực sự khỏe mạnh
  • Bé đã tập mỉm cười ngay từ khi còn trong bụng mẹ
  • Sự phát triển của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ hai
  • Cách ước tính chính xác cân nặng thai nhi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn