Đa thai là hiện tượng mang thai từ hai bé trở lên hay còn được gọi là sinh đôi, sinh ba… Những hiểu biết cần thiết trong quá trình mang đa thai hết sức quan trọng. Bởi nếu không chuẩn bị kỹ càng, bạn sẽ phải đối mặt với những hậu quả khôn lường!
Đa thai là gì
Đa thai là hiện tượng mang thai từ hai bé trở lên hay còn được gọi là sinh đôi, sinh ba… Đa thai thường được xem có mức độ nguy hiểm rất cao. Không chỉ ảnh hưởng đến bạn hay thai nhi mà các bệnh khác có liên quan đến sinh sản cũng tăng cao hơn so với những người chỉ mang một bào thai. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ gặp nhiều rắc rối. Có rất nhiều người phụ nữ thành công trong việc mang đa thai và không gặp nhiều khó khăn. Nhưng nó vẫn tiềm ẩn những nguy hiểm khiến bạn phải cân nhắc.
Cơ hội để mang đa thai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đa thai xảy ra khi trứng tách làm đôi trước khi được thụ tinh. Những đứa trẻ sinh đôi, sinh ba thường được tạo ra từ một trứng. Trứng sẽ tách thành hai, ba phôi nên các bé thường có những đặc điểm nhận dạng giống nhau và cùng giới tính.
Trường hợp này được gọi là đa thai cùng khác. Ngoài ra, cũng có trường hợp đa thai khác trứng. Trứng có thể rụng từ một buồng trứng, hoặc từ hai buồng trứng. Tinh trùng có thể từ cùng một người đàn ông hoặc từ những người đàn ông khác nhau. Các trứng được thụ tinh có thể xảy ra trong cùng một lần giao hợp, hoặc các lần giao hợp khác nhau nhưng phải trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt – do vậy còn gọi là sự bội thụ tinh đồng kỳ.
Những mối nguy hiểm:
Nôn mửa nghiêm trọng
Các triệu chứng như nghén, nôn mửa, mệt mỏi và đau ngực sẽ khó chịu hơn rất nhiều khi bạn đang mang đa thai. Nếu bạn nôn mửa quá nhiều hoặc không thể hấp thụ chất lỏng, bạn nên gọi cho bác sĩ. Bạn sẽ cần một số loại thuốc bổ trợ để giảm thiểu vị nôn mửa. Ngoài ra nếu có các triệu chứng khác như nước tiểu đậm màu, bạn nên gặp bác sĩ để tư vấn.
Sinh thiếu tháng
Có khoảng 30% các trường hợp song thai sinh sớm hơn dự định. Tỷ lệ tăng cao hơn đối với trường hợp sinh ba và nếu bạn mang thai từ 4 trở lên tỷ lệ sinh sớm sẽ còn tăng cao hơn nữa. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này. Việc sinh sớm xảy ra do dạ con thường xuyên bị co lại hoặc chịu nhiều áp lực dẫn đến việc các bé ra sớm trước 37 tuần. Nếu một hoặc các bé có biểu hiện ốm yếu hoặc phát triển chậm trong dạ con, thì việc cho các bé ra ngoài sớm được khuyến khích.
Sự hấp thụ giữa các thai nhi
Giữa các thai nhi có sự liên kết trong việc tiếp nhận máu từ người mẹ. Sự nhận máu từ người mẹ của bé này có thể nhiều hơn bé khác. Khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc thai nhi phát triển không đồng đều. Thai nhi phát triển kém hơn sẽ bị xem là “mắc kẹt” giữa các bé khác.
Phát triển trái ngược
Nếu một trong số các thai nhi phát triển không nhanh như những thai khác, bạn phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé. Sự phát triển trái ngược xảy ra do nhiều lý do. Có thể do lúc thụ tinh, phôi nằm ở nơi không nhận được nhiều nguồn máu cung cấp từ người mẹ.
Gây căng thẳng
Việc người mẹ cảm thấy bị căng thẳng thường xảy ra với nửa cuối thai kỳ. Các triệu chứng như cao huyết áp, chất đạm có nhiều trong nước tiểu. Tay và chân đổ mồ hôi nhiều. Những người phụ nữ mang đa thai thường bị căng thẳng nhiều hơn và nguy cơ tăng lên tỷ lệ thuận với số lượng trẻ bạn mang trong người.
Lời khuyên
Tăng cân
Nếu sinh đôi, bạn cần tăng từ 16 đến 20,5kg. Các nghiên cứu dẫn chứng rằng ở thời kỳ thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ thì việc tăng cân rất quan trọng đối với những ai sinh đôi. Lượng cân trung bình mỗi tuần phải tăng khoảng 0,6kg và không được sụt ký. Còn với việc sinh ba trở lên, bạn cần tăng nhiều cân hơn nữa. Do số cân nặng được tính trong toàn bộ 37 tuần thai nghén nhưng với trường hợp sinh ba trở lên việc sinh sớm là điều hiển nhiên. Mức tăng cân cho mỗi tuần khoảng từ 0,8kg trở lên với trường hợp này vào thời kỳ thứ 2 và 3 của thai nghén.
Luôn khỏe mạnh
Tham gia vào các lớp chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện việc đi khám định kỳ. Điều này vô cùng quan trọng, bạn sẽ được tư vấn và chăm sóc sức khỏe thường xuyên hơn. Bạn sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe thông qua việc siêu âm, chẩn đoán của các chuyên gia và bác sĩ về tình trạng thai nhi. Bạn cũng sẽ được hướng dẫn về chế độ ăn phù hợp vừa tốt cho sức khỏe của bé vừa không tăng quá nhiều cân thừa.
Nghỉ ngơi
Phương pháp nghỉ ngơi là một chiến thuật để ngăn ngừa việc bạn sinh sớm. Kết hợp với việc sử dụng thuốc sẽ hiệu quả hơn. Tránh nằm ngửa, sợ sức nặng của bào thai có thể làm nghẽn mạch máu lưu thông cung cấp cho các bé. Nên nằm nghiêng về phía bên trái để tăng luồng máu đến tim, dạ con và cho các bé.
Hỗ trợ
Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, người thân về các công việc như dọn dẹp nhà, chuẩn bị bữa ăn và mua sắm. Mẹo nhỏ trong quá trình mang thai là bạn nên kết thân với những người sinh đôi, sinh ba để có thể học hỏi kinh nghiệm thực tế từ họ.