Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Giúp con không đái dầm ban đêm

Đái dầm là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ em dưới 6 tuổi. Nếu em bé nhà bạn đang mắc chứng đái dầm ban đêm và bạn muốn trẻ ngừng đái dầm thì hãy tìm hiểu và áp dụng những biện pháp đơn giản sau nhé!


Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm ban đêm

Đái dầm ban đêm luôn là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ. Bình thường cứ 10 trẻ ở lứa tuổi dưới 5 thì có 1 trẻ bị đái dầm. Những bé trai sẽ có nhiều khả năng bị đái dầm ban đêm hơn các bé gái.

Một số trẻ đái dầm vì đơn giản là cơ thể chúng có bọng đái nhỏ hoặc dây thần kinh hay cơ bắp của chúng không đủ “chín chắn” để kiểm soát bàng quang của mình suốt cả đêm.

Ngoài ra, một số ít những em bé khác lại do không có đủ kích thích tố giúp giữ nước tiểu của thận cũng có thể gây nên triệu chứng này.

Bên cạnh đó, đái dầm ở trẻ cũng là do di truyền. Nếu cha mẹ chúng trước đó cũng thường đái dầm ban đêm khi còn là đứa trẻ thì con của bạn cũng có nhiều nguy cơ bị triệu chứng này.

Phân biệt đái dầm ban đêm bình thường với đái dầm do bệnh tật

  • Nếu con của bạn trước đó không đái dầm ban đêm nhưng thời gian này trẻ lại đột nhiên bắt đầu làm ướt giường thì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng bàng quang. Hoặc nó cũng có thể là một phản ứng của trẻ nhằm đối phó lại với một sự kiện căng thẳng gần đây tác động đến trẻ như chuyển nhà, mất đi anh chị em ruột thịt…
  • Nếu con bạn đã 6 tuổi hoặc hơn mà vẫn ít khi không đái dầm ban đêm.
  • Nếu con bạn đái dầm mà không hề liên quan đến gien di truyền ngày trước của bạn.
  • Đôi khi một đứa trẻ có thể đái dầm trong mơ khi đang mơ một giấc mơ như trẻ đang ở trong phòng tắm đi tiểu. Và sau khi giấc mơ kết thúc, trẻ có thể tự nhận ra rằng trẻ đã đái dầm khi đang mơ.

Một số mẹo phòng ngừa đái dầm ở trẻ

  • Không la mắng trẻ đái dầm ban đêm vì điều này có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.
  • Hãy thử tạo thói quen chịu đựng cho bàng quang non nớt của trẻ bằng cách khi con bạn buồn đi tiểu, bạn hãy động viên con kìm nén đi tiểu trong một vài phút. Hãy kiên nhẫn thực hiện điều này vì nó có thể mất một vài tháng để cho trẻ có thể kiểm soát và làm chủ bàng quang của mình.
  • Nhắc nhở con bạn đi tiểu trước khi đi ngủ mỗi đêm.
  • Hạn chế số lượng đồ uống của con trước khi đi ngủ.
  • Không cho con uống caffeine, coca và các loại trà vì đó là những thức uống lợi tiểu, làm tăng dòng chảy của nước tiểu.
  • Nếu con bạn đã ngủ được trong hơn 1 giờ vào ban đêm, bạn hãy đánh thức trẻ dậy đi tiểu một lần nữa trước khi tiếp tục đi ngủ.
  • Khen ngợi con những hôm con không đái dầm để con cảm thấy tốt hơn.
  • Nếu các biện pháp tự nhiên trên không thể chữa khỏi, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa khi trẻ có những biểu hiện sau: trẻ bị đau đớn khi đi tiểu; trẻ bị đau bụng; trẻ cảm thấy thất vọng với tình trạng này…
Meyeucon.org - 09/06/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang chăm sóc trẻ , Giúp bé ngủ ngon

Bài viết liên quan

  • Mẹo vặt trị bệnh cho trẻ (P2)
  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi
  • Nấm miệng ở trẻ- những điều mẹ nên biết
  • Mách mẹ bí quyết nấu bột đậu hũ bí xanh nhiều dinh dưỡng cho bé
  • Thực phẩm vàng giúp bé có chiều cao vượt trội (P1)

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn