Trong thời gian mang thai, không chỉ cơ thể mà mắt của bạn sẽ trải qua một giai đoạn thay đổi đáng kể.
Nhưng bạn đừng quá lo lắng. Vì đây là một vấn đề khá phổ biến với hầu hết các phụ nữ mang thai.
Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn có nhiều sự thay đổi để ứng phó với việc phải nuôi dưỡng một bào thai đang phát triển trong bụng suốt hơn 9 tháng trời. Cũng giống như các trường hợp: sưng phồng của đôi bàn chân, hoặc lượng hoocmon có nhiều biến đổi, thì mắt của bạn cũng có sự thay đổi trong thời gian thai kỳ.
Thực tế cho thấy rằng, trong suốt thời gian mang thai, huyết áp của bạn thường hay bị thay đổi thất thường hoặc đôi mắt của bạn có lúc sẽ bị căng lên và có lúc lại trở về trạng thái bình thường. Vì nếu mang thai mà mắt không bị sưng hoặc huyết áp không bị lên xuống thất thường sẽ là điều nguy hiểm cho sức khỏe của bạn hoặc con bạn. Có nhiều lý giải về nguyên nhân thay đổi thị lực của bạn trong thời gian mang thai, nhưng tất cả đều chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng tất yếu sẽ xảy ra trong thời gian bạn mang thai. Vì thế, bạn cần chuẩn bị tinh thần để đối phó với nó.
Trong trường hợp này, nếu bạn sử dụng kính đeo mắt, lúc đầu, kính có thể làm bạn thấy khó chịu giống như cảm giác lúc mắt bạn bị thay đổi hình dạng và thị lực. Bạn nên thường xuyên tới bác sĩ để khám mắt và kiểm tra kính.
Đeo kính là giải pháp tạm thời giúp bạn đối phó với vấn đề này trong thời gian thai kỳ. Sau đây là hai giải pháp để bạn lựa chọn kính:
Lựa chọn 1: Đeo mắt kính
Giải pháp đầu tiên là bạn có thể đeo mắt kính thông thường. Điều quan trọng là bạn nên khám mắt trước khi quyết định mua cặp kính mới. Vì từ khi mắt của bạn bị thay đổi về hình dạng thì thị lực của mắt cũng thay đổi theo. Do đó, bạn nên đi kiểm tra mắt thật kỹ trước khi mua kính.
Lựa chọn 2: Đeo kính áp tròng
Nếu bạn thích đeo kính áp tròng hơn kính mắt thì bạn nên tiến hành kiểm tra kỹ về mắt. Các chuyên gia nhãn khoa sẽ giúp bạn chọn kính áp tròng phù hợp và đúng tầm nhìn cho mắt của bạn trong thời gian mang thai. Nhưng bạn nên nhớ rằng, sau 9 tháng mang thai, khi cơ thể của bạn dần hồi phục lại như bình thường, mắt của bạn sẽ trở lại hình dạng ban đầu, có nghĩa là thị lực của bạn lại thay đổi một lần nữa. Vì vậy, sau khi em bé được sinh ra, bạn cần phải kiểm tra mắt thật kỹ một lần nữa.
Thanh Van đã bình luận
Chào Bác sĩ xin cho em hỏi như 2 lần trước em có viết để hỏi ý kiến Bác sĩ về tình trạng em bị ra dịch nâu va máu và đúng 1 tuần sau em da hết hẵng nhưng hiện tại em bị ra rất nhiều dịch trong dai va dịch loãng như nước ko màu va mùi…rất trong như nước, và đôi khi dịch trong dai có dịch trắng ngà lẫn trong dich dai. Và tinh trạng nay cung kéo dài đượ 1 tuần từ khi het ra dịch nâu va huyết… Em đang lo lắng không biết mình có bị gì không, từ trước giờ em cũng chưa từng khám phụ khoa phía trong và những vấn đề như " phá thai " nhưng sao ko dùng biện pháp phòng tránh nào mà đến nay đã 6 – 7 tháng vẫ chưa co dấu hiệu mang thai… Em buồn va lo lắng quá vì sợ sẽ không có được bé, em rất mong nhận được những lời chia sẽ bổ ích từ Bác sĩ
Em chân thành cám ơn Bác sĩ
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Dịch trong dai và có khi màu trắng ngà hoặc loãng không mùi…vào giữa kỳ kinh đó chính là những ngày rụng trứng đấy. Bạn nên tìm hiểu kỹ cơ thể mình hơn thì mới biết điều tiết khả năng sinh sản của mình được.
Thanh Hoa đã bình luận
Bác sỹ xho em hỏi.
Em có bầu được 16 tuần rồi, đi siêu âm bác sỹ bảo thai phát triển bình thường, nhưng gần một tháng trở lại đây cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là em đau chịu không nổi, em hay đau nữa đầu đắc biệt là phía sau gáy, cứ mỗi lần đau em lại bi chóng mặt và buồn nôn, đi khám bác sỹ bảo em bi rối loạn tiền đình, không biết em bị như vậy có ảnh hường gì tới thai nhi không hả bác sỹ? Nhờ bác sỹ giúp em với
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên đo huyết áp ngày 3 lần trong 1 tuần huyết áp có bình thường không, khi không đau lẫn khi đau đầu cũng đo xem có sự khác nhau không. Từ đó cung cấp cho BS để giúp chẩn đoán xác định được bệnh. Có thể ảnh hưởng tới thai nhi nếu là cao HA, mà nguyên nhân cao HA lại là do thai nghén đấy.