Thông thường, trước khi chào đời khoảng 2 tuần, bé phải “chọn” cho mình một vị trí cố định để nằm và chờ ngày ra đời. Tại vị trí này, đầu của thai nhi được quay xuống dưới. Tuy nhiên, có tới 5% thai nhi nằm quay đầu lên trên, chân hoặc nhau thai xuống dưới, hiện tượng này gọi là thai ngược.
Nguyên nhân của thai ngược
Do dạ con có dị tật bẩm sinh, hoặc có khối u, cũng có thể do nhau thai nằm không đúng vị trí, hoặc do hông của sản phụ hẹp hơn bình thường, do thừa hoặc thiếu nước ối, hay do thai nhi bị chèn bởi thai nhi khác trong trường hợp sinh đôi, sinh ba…
Cách phát hiện thai ngược
Có thể phát hiện ra thai ngược bằng cách đi khám theo định kỳ. Bác sỹ dùng tay sờ nắn, chẩn đoán và sau đó chỉ định siêu âm để xác nhận cho thật chính xác. Thông thường, các trường hợp thai ngược, các bác sỹ hội chẩn và quyết định để cho thai phụ sinh thường hay sinh mổ.
Ảnh hưởng của thai ngược đến quá trình sinh đẻ
Dễ xảy ra trường hợp vỡ nước ối trước khi đau đẻ và cuống nhau sẽ theo nước ối ra ngoài, khiến cho thai nhi bị thiếu ôxy. Khi đó, phải tiến hành mổ đẻ ngay để tránh nguy hiểm cho thai nhi. Vỡ nước ối còn là nguyên nhân làm mất cơn co thắt tử cung để đẩy thai nhi ra.
Thai ngược sẽ khiến cho em bé ra khỏi bụng mẹ rất khó khăn. Thông thường, trong một cuộc đẻ thì đầu của bé ra trước, sau đó đến vai và phần chân. Nếu trong trường hợp, lúc đầu phần chân của bé ra trước, đến phần vai và sau đó lại là phần cổ hẹp, rồi mới đến đầu của bé thì theo bản năng tự nhiên, dạ con giãn ra hết mức ở phần vai, sau đó khi qua phần cổ, dạ con sẽ co lại vì tưởng rằng “nhiệm vụ”của mình đã xong và hậu quả là đầu của bé khó ra được, vì thế các bác sỹ phải tiêm thuốc chống co thắt cổ tử cung. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bà bầu cần phải đi khám thai thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời các tình huống bất thường của thai nhi có thể xảy ra và chủ động trong vấn đề sinh nở của mình.
Biện pháp xử lý đối với thai ngược
Các bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp mổ đẻ nếu:
– Thai nhi là bé trai (nếu để đẻ tự nhiên sẽ có nguy cơ làm tổn hại đến bộ phận sinh dục của bé).
– Nếu hai chân của thai nhi xoay xuống dưới.
– Nếu thai nhi nặng hơn 3500gr.
– Nếu thai phụ hơn 30 tuổi, hoặc hông bị hẹp hơn bình thường.
– Nếu đã vỡ nước ối, nhưng cổ tử cung mở chưa đủ rộng.
– Nếu em bé bắt đầu ra, nhưng các cơn đau đẻ chưa đủ mạnh để “đẩy” bé ra ngoài.
– Nếu phát hiện thấy thai nhi bị thiếu ôxy.
Bà bầu cần lưu ý
Đến tuần thứ 34 – 36 vẫn còn cơ hội để thai nhi chuyển vị trí thành thuận, vì thế thai phụ không nên đeo đai dành cho người mang bầu, để đứa trẻ dễ dàng xoay chuyển trong bụng mẹ hơn.
Để thai nhi xoay về vị trí thuận trong bụng mẹ, thông thường vào tuần thứ 32 – 34 các cho thai phụ tập một bài thể dục đặc biệt như sau: Nằm trên giường có nệm cứng và xoay người về bên phải, sau đó chuyển sang bên trái, nằm yên mỗi bên chừng 10 phút trước khi chuyển sang bên khác, làm như vậy 3 – 4 lần. Hàng ngày tập những động tác đó vài ba lần trước bữa ăn.
Nguyen Anh đã bình luận
Xin chao meyeucon, hom 7/7 minh di kham thi bsi ket luan be trai, co 1 vong day rau quan co, thai chua thuan. Thai 33tuan 4 ngay. Minh rat lo lang, xin meyeucon cho hoi minh phai luu y nhung gi va ci bien phap nao tac dong de em be xoay ve dung chieu khong?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Làm gì mà lo lắng đến nỗi nhầm cả ngày thế bạn (7/7 ? ) Không thể tác động và không nên tác động gì để làm bé xoay thuận vì bé có 1 vòng dây rốn cuốn cổ rồi. Bạn nên lưu ý khi theo dõi tim thai vào những tháng cuối. Bé nằm ngược là có lý do của bé, đó có thể là dây rốn ngắn. Nên bồi dưỡng sức khỏe thật tốt, uống bổ sung can-xi và sắt để bé phát triển thật to, chấp nhận mổ mà.