Trong quá trình mang thai, sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế, nếu trong quá trình mang thai mà người mẹ bị mắc một trong những căn bệnh nào đó thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của bé. Dưới đây là một số thông tin về các nhóm bệnh của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi.
Các bệnh nhiễm trùng
Do virus
– Sởi: Có thể gây sảy thai hoặc sinh non. Bệnh này không gây dị tật bẩm sinh cho con.
– Bại liệt: Nếu mắc bệnh trong 3 tháng đầu, khoảng 50% thai phụ bị sảy thai. Nếu bị bại liệt trong 3 tháng cuối, thai có thể chết trong bụng mẹ. Bệnh này không gây dị tật bẩm sinh cho trẻ.
– Coxsackie: Virus Coxsackie có thể qua rau thai, gây dị tật bẩm sinh cho con (dị dạng ở đường tiết niệu – sinh dục, đường tiêu hóa, hệ tim mạch). Nếu người mẹ nhiễm virus này vào tháng cuối thai kỳ, trẻ sinh ra có thể tử vong do viêm cơ tim hoặc viêm màng não.
– ECHO: Virus này có thể qua nhau thai và gây viêm màng não cho trẻ, để lại di chứng thần kinh. Bệnh viêm gan do virus ECHO gây tử vong ở trẻ với tỷ lệ khá cao.
– Cúm: Có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Đa số trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh nhẹ, hiếm khi có dị tật bẩm sinh nặng ở não. Trẻ sinh ra dễ bị viêm phổi.
– Quai bị: Có thể gây sảy thai và sinh non. Trẻ sinh ra có thể nhẹ cân và bị dị tật bẩm sinh.
Do vi trùng
– Lao: Do mẹ suy kiệt vì bệnh lao nên thai nhi sẽ phát triển chậm. Bệnh nặng có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
– Lậu: Đứa trẻ dễ bị lây nhiễm vi trùng lậu từ mẹ, bị viêm kết mạc do lậu diễn tiến, có thể mù nếu không được điều trị kịp thời.
– Sốt rét: Người mẹ có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân, sốt, thiếu máu, vàng da, gan và lách to.
Các bệnh đường hô hấp
– Hen: Có thể gây thai chết lưu hoặc sinh non.
– Bệnh phổi mạn tính: Thai nhi chậm phát triển. Cả 2 mẹ con có thể bị khó thở cấp, dẫn đến tử vong.
Các bệnh tiêu hóa
– Viêm loét đại tràng: Có thể dẫn đến sảy thai.
– Vàng da ứ mật: Hậu quả thường gặp là thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sinh bị ngạt.
– Viêm tụy cấp: Dễ gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non.
Các bệnh về máu
– Xuất huyết giảm tiểu cầu: Trẻ sinh ra có nguy cơ bị xuất huyết não do giảm tiểu cầu.
– Thiếu máu: Nếu mẹ bị thiếu máu nặng, thai nhi sẽ chậm phát triển, bị sảy thai, chết lưu, hoặc bị sinh non, bị ngạt khi sinh.
Các bệnh thần kinh
– Động kinh: Đứa trẻ rất có thể cũng bị động kinh và có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao gấp 8 lần so với những trẻ có mẹ không bị động kinh. Việc mẹ bị co giật trong thai kỳ thì sẽ làm tăng khả năng tử vong cho thai.
– Nhược cơ: Đứa con sinh ra có thể bị yếu cơ, khóc yếu và bú yếu. Các triệu chứng này xuất hiện khoảng 10 ngày sau khi sinh và thường hồi phục sau nhiều tuần.
Các bệnh tim mạch
– Bệnh tim: Trẻ có nguy cơ tử vong (nguy cơ này cao hay thấp tùy thuộc vào mức độ bệnh tim của mẹ).
– Sốc do mất máu: Có thể gây tình trạng ngạt cho thai.
Các bệnh thận – nội tiết
– Viêm cầu thận: Khoảng 10% trường hợp bị hư thai, 20% sinh non hoặc sinh ngạt.
– Nhiễm trùng tiểu: Có thể gây sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu.
– Tiểu đường: Con sinh ra thường to và dễ bị hạ đường huyết.
Bệnh ngoại khoa
– Viêm ruột thừa: Bà mẹ bị viêm ruột thừa có thể sảy thai (nếu bị trong 3 tháng đầu) hoặc sinh non (nếu bị trong 3 tháng cuối).
– Chấn thương vùng bụng: Các tai nạn gây chấn thương nội tạng người mẹ cũng có thể gây chấn thương trực tiếp cho thai.
Để đảm bảo cho trẻ sinh ra được khỏe mạnh, phụ nữ mang thai cần đến các bệnh viện khám định kỳ nhằm phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý gây tác động bất lợi cho thai.
LệGiang đã bình luận
Em bị chậm kinh một tuần,sử dụng que thử thấy có thai.trước đó em có bị ho,cảm cúm nhẹ.hôm qua em đi siêu âm thấy thai đã được 4 tuần 2 ngày tuổi.liệu rằng việc em ho kéo dài như vậy có ảnh hưởng đến thai nhi k thưa bác sỹ?
Meocon đã bình luận
Chao bac si em mang thai buoc vao tuan thu 3,e bi cum so mui nhung khong ho va sot. Co bi anh huong gi den thai nhi khong a?
huynh honh lam đã bình luận
Chao bac si ki kinh vua roi cua e la 7_3 vua roi e co di sieu am trung rung ngay 19 vo chong e co QHTD den 13,14,15,16 ngay sau rung trung rung e co thu 6 que qtick len 1 vach dam 1 vach mo va tu may ngay do den nay am dao xuat hien dich nhay co lan mau xanh xin cho e hoi e co Thai khong va e bi benh gi e thanh that cam on bac si a.
karot7485 đã bình luận
Chi oi giup e voi, hom 30 e thu que thi thay co Thai ,nhung do e ko biet' len truoc do e co' uong 1 chut ruou ,hom 27 thi e co uong thuoc Say xe ,e ko biet la minh Thu thai tu luc nao ,vi tui e co qhe vao ngay 21,24,25,e nghi minh thu thai dc khoang 1 tuan,vi khi e thu que hien vach mau nhat va e co hien tuong dau quan bung va ra 1 chut mau mau nau nhat …e dang rat lo nhu vay co anh huong gi toi Thai nhi ko chi ?Hien tai e ko the di kham bacsi vi 2tuan nua tui e moi Cuoi ..Mong chi giup e.E ko he go tieng Viet co dau chi thong cam !
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên thông tin ngày thấy kinh tháng trước và vòng kinh thường thấy. Nếu bạn chỉ "quan hệ" vào 3 ngày như bạn thông tin thì thường sau 2 tuần mới có thể làm test để biết có thai hay không. Test nhanh phải lên 2 vạch đậm gần như nhau mới là có thai. Nếu tiếp tục đau bụng và ra huyết nâu nhạt nên đi BVPS khám SÂ ngay để xem có phải thai ngoài tử cung không (nếu là thai ngoài TC thì nguy cơ phá hỏng ngày cưới của bạn và còn nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng chức năng sinh sản của bạn sau này đấy).
Ngo Hoa đã bình luận
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi lúc còn nhỏ em bị bướu cổ và đã chữa khỏi. Bây gờ em muốn sinh em bé, liêụ bệnh bươú cổ có ảnh hưởng gì tới lúc mang thai và sức khoẻ , trí thông minh của em bé sau này ko? Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nếu là bệnh Basedow (cường tuyến giáp trạng) đã điều trị ổn định nay có thai sẽ có thể làm bệnh tái phát hoặc nặng lên. Nếu bướu cổ đơn thuần đã điều trị khỏi thì không có gì đáng lo. Bạn nên đi khám kiểm tra lại ở BV Nội Tiết (hoặc khoa nội tiết trong BVĐK tỉnh) và tư vấn BS trước khi định có thai.
Đỗ Thị Liễu đã bình luận
Xin chào bác sỹ, năm nay em 24 tuổi, hai vợ chồng em bằng tuổi nhau, chúng e mới kết hôn được hơn 1 tháng,em thì bình thường, chồng em bị bệnh động kinh, chúng em rất muốn có em bé mà vẫn lăn tăn về bệnh tật của chồng em. Em muốn hỏi bác sỹ là liệu con em có bị di truyền bệnh động kinh từ người cha hay không? tỷ lệ là bao nhiêu phần trăm? và nếu bị thì phải có phương pháp điều trị như thế nào? Rất mong nhận được sự hồi đáp từ bác sỹ, vợ chồng em rất lo lắng và sốt ruột về vấn đề này.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Động kinh là căn bệnh mắc phải, ít di truyền. Để có con khỏe mạnh tất nhiên cả bố và mẹ đều phải khỏe, bạn nên chọn thời điểm mùa đông chồng bạn ít bị tác động bởi yếu tố thời tiết nóng nực nghỉ dùng thuốc dài ngày để tính chuyện có thai.
Nguyễn Thị Thắm đã bình luận
Chào bác sỹ. em đang mang thai tuần thứ 8. Em muốn xin bác sỹ cho em lời khuyên
1. Trước khi có thai em đã từng bị nấm âm đạo (ra dịch màu trắng) và em đã chữa khỏi và có bầu, nhưng kể từ khi mang bầu được 4 tuần thì vùng kín của em thường xuyên ra dịch màu xanh vàng (trước giờ em chưa bao giờ bị như vậy). em có đi khám ở bệnh viện Phụ sản HN và bác sỹ có kê cho em thuốc Visigup để đặt (thuốc này em tìm hiểu trên mạng thì có rất ít thông tin). Em có đặt 1 viên thuốc và ngày hôm sau thì hết hẳn, không thấy có hiện tượng ra dịch nữa, nhưng được gần 1 tuần thì nó lại tái phát, em lại thấy vùng kín có dịch và nó cứ ra nhiều dần. Lần trước khám, bác sỹ ở BV phụ sản HN có dặn em đặt thuốc nhưng không đặt liên tục. Em không biết đặt thuốc như vậy có gây ảnh hưởng đến thai nhi không. Hiện tại, em đang rất băn khoăn vì em đã thử không đặt thuốc mà vệ sinh thường xuyên bằng dung dịch vs phu nữ nhưng vẫn không thấy đỡ hơn, vùng kín vẫn ra dịch. Vậy, em có nên đặt thuốc tiếp không hay cứ vệ sinh sạch sẽ a.
2. Ba hôm trước em có bị cúm nhẹ, đi khám ở bệnh viện gần nhà, sau khi làm các xét nghiệm bác sỹ khuyên em nếu thấy người bt thì cố gắng uống nhiều nước, đắp khăn ướt nếu sốt nhẹ, nhỏ nước muối vào mũi. Khi nào cảm thấy thực sự khó chịu mới cho uống thuốc, hôm nay em đã thấy đỡ hơn nhưng thỉnh thoảng vẫn sổ mũi. Em bị như vậy có ảnh hưởng gì tới thai nhi không a.
Mong nhận được tư vấn từ bác sỹ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nếu hiện tại ra dịch âm đạo không thấy hiện tượng bất thường nào khác (đỏ sẫm như lẫn máu, hay xanh vàng hôi, có thể kèm theo ngứa, chưa XN dịch âm đạo) thì không được dùng thuốc tùy tiện bạn nhé. Bạn bị cảm lạnh viêm mũi họng thôi (cúm khác cảm). Nên tạo thói quen thường xuyên súc miệng họng và rửa tay xa-phòng mỗi khi tiếp xúc đông người về (hội họp, đi chợ, siêu thị, đi đường….) để phòng lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp, nên vận động mọi người sống xung quanh bạn cùng thực hiện thì bạn phòng bệnh mới có hiệu quả cao. Đang chuyển mùa nên biết giữ ấm cổ và chân, mặc áo khoác khi đi đường sáng sớm và chiều tối.
Nguyễn Thị Thắm đã bình luận
Em xin cảm ơn bác sỹ.
huynh hong lam đã bình luận
Chao bac si ki kinh vua roi cua e la 7 thang 3 e co di sieu am trung rung ngay 19 va vo chong e co QHTD sau ngay rung trung 13,14,15,16 e thu que qtick deu len 1 vach dam 1 vach mo va trong thoi gian do am dao e xuat hien dich dac va co mau xanh xin bs cho e biet la e co thai hay khong va bi benh gi e cam on bac si .
huong đã bình luận
em đang muốn sinh con nhưng kinh nguyệt em ko đều,tháng trước em bị kinh ngày 27,em tính ngày và quan hệ ngày 12 và 13 tháng sau nhưng sau 2 tuần quan hệ là ngay 28 em bị ra ít máu màu nâu và đậm dần nhưng ra ít ko giống như kinh nguyệt mọi lần em bị ko thấy đau bụng hay mỏi hông mà mấy ngày trước em thấy đau đầu hay bị đầy bụng và thỉnh thoảng thấy co thắt bụng.liệu em có thai ko hay bị sao????em chưa thử que vì vẫn đang ra máu.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Có thể chảy máu do sự làm tổ của thai, máu sẫm là máu đọng cũ. Bạn thử nước tiểu xem, nếu lên 2 vạch đậm như nhau là có thai, như vậy tính tuổi thai khoảng gần 5 tuần (căn cứ ngày thấy kinh). Chúc hạnh phúc.
Bùi Thị Dung đã bình luận
Em dang mang thai ở tuần thứ 27 thi thấy hiện tượng phát ban( em ko bi sốt) nhưng có 1 hạch ở tai. Sau 5 ngày em đi xét nghiệm kết quả em bị dương tính với Rubella( không định lượng IgG và IgM ). Em xin hỏi bác sĩ của Meyeucon.org em bị rubella ở tuổi thai này có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Xin chân thành cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Có thể có ảnh hưởng nhưng mức độ hạn chế hơn nhiều. Bạn nên đưa bé đi khám kiểm tra chức năng tai, mắt…