Lạc là thực phẩm tốt, giàu chất béo và năng lượng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được lạc. Ngoài những người bị dị ứng với lạc (thường gặp ở các nước phương Tây) thì một số người cũng nên tránh xa thực phẩm này vì sự an toàn.
Người mắc bệnh Gout
Bệnh Gout là một loại bệnh do một nhóm chất purine trao đổi, chuyển hóa rối loại gây ra. Lạc là thực phẩm có nhiều chất béo, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng bài tiết axit uric trong khớp qua nước tiểu, làm nặng thêm bệnh tình. Vì vậy, người bị bệnh Gout cấp tính tuyệt đối không được ăn lạc. Nếu bệnh lui, cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ thích hợp.
Người cắt bỏ túi mật
Dịch mật có ý nghĩa rất quan trọng đối với hấp thụ và tiêu hóa chất béo. Sau khi ăn cơm, túi mật co bóp, dịch mật sẽ chảy vào 12 đốt của đường ruột để tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.
Thực phẩm giàu chất béo và protein có kích thích mạnh nhất đổi với túi mật, làm cho dịch mật bài tiết ra nhiều. Những người sau khi cắt bỏ túi mật thì không thể tích trữ dịch mật, tất yếu ảnh hưởng đến tiêu hóa chất béo trong lạc và trong các đồ rán nướng chứa nhiều dầu mỡ khác.
Người mắc bệnh loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, viêm đường ruột mãn tính
Những người mắc bệnh này thường có các triệu chứng như tiêu hóa không tốt, đau bụng đi ngoài hoặc đau bụng mãn tính. Vì thế ngay trong ăn uống cũng nên ăn ít, các món ăn nên thanh đạm và nên hạn chế các thực phẩm giàu đạm và béo như lạc.
Người muốn giảm béo
Lượng chất béo và năng lượng trong lạc rất cao. Chỉ cần ăn 1 lạng lạc thì sẽ bổ sung 581kl năng lượng. Vì vậy muốn giảm béo thì nên rời xa lạc.
Người mắc bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường cần khống chế tổng năng lượng dung nạp hàng ngày, vì vậy mỗi ngày không nên dùng quá 3 thìa dầu nấu (30g). Tuy nhiên, 18 hạt lạc thì tương đương với 1 thìa dầu (10g) và có thể sinh ra 90kl nhiệt lượng.