Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Động tác đơn giản giúp hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa luôn gây những cảm giác rất khó chịu với chị em phụ nữ, tuy bệnh phụ khoa không thể chữa trong ngày một ngày hai, nhưng nếu chị em kiên trì một vài động tác đơn giản trong thời gian dài sẽ có tác dụng hỗ trợ hiệu quả cho việc trị liệu.

Động tác đứng lên ngồi xuống giúp bảo vệ sức khỏe vùng bụng của bạn

Gập người dậy từ tư thế nằm và đứng lên ngồi xuống là phương pháp luyện tập cơ, mang lại tác dụng luyện cơ bụng rất tốt và cũng là cách hỗ trợ cho quá trình điều trị các bệnh phụ khoa. Theo điều tra của tạp chí “Prevention”, Mỹ, 86% số phụ nữ kiên trì gập người dậy từ tư thế nằm và đứng lên ngồi xuống trong thời gian dài có tỉ lệ mắc các bệnh phụ khoa thấp hơn 55% so với những người không tập các động tác trên.

Các động tác này giúp co các cơ ở bụng, bảo vệ tốt hơn các cơ quan vùng bụng. Không chỉ vậy, các động tác này còn giúp kéo căng các cơ, dây chằng và cột sống ở lưng. Ngoài ra còn kích thích các mạch máu ở háng, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giúp chữa trị và làm giảm các chứng bệnh phụ khoa.

Để đạt được hiệu quả luyện tập tốt nhất, nên kết hợp cùng hô hấp. Bắt đầu hít vào khi duỗi người nằm xuống, thót bụng lại khi vai và lưng chạm đệm, sau đó từ từ gập phần thân trên dậy. Khi bụng có cảm giác căng, nhanh chóng thở ra, rồi cúi người, hạ thấp đầu về phía trước để hoàn thành động tác. Thông thường 2 tay đan vào nhau, ôm sau gáy khi làm động tác gập người và đứng lên ngồi xuống. Nhưng khi chị em thực hiện động tác này, 2 tay không nên ôm sau gáy mà để hờ 2 bên tai để tăng lực cho vùng bụng.

Chị em nên bắt đầu tập 10 nhịp/lần, mỗi ngày ít nhất 3 lần. Với chị em ở độ tuổi 30, tốt nhất nên làm 40-45 nhịp/phút. Ở độ tuổi 40 nên làm khoảng 35 nhịp/phút. Độ tuổi 50 cố gắng đạt 25-30 nhịp/phút.

Lưu ý: chị em không nên thực hiện các động tác này trong giai đoạn kinh nguyệt.

Meyeucon.org - 22/06/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh phụ khoa , Sức khỏe phụ nữ

Bài viết liên quan

  • 7 cách để sức khỏe phụ khoa của bạn luôn được đảm bảo
  • Đừng coi thường các bệnh phụ khoa khi mang thai!
  • Bà bầu viêm âm đạo có ảnh hưởng thai nhi?
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không?
  • 10 cách tăng estrogen tự nhiên ở nữ giới

Bình luận

  1. Hanny Nguyen đã bình luận

    29/08/2011 at 8:12 sáng

    Thưa Bác sĩ, cháu bị xảy thai vào ngày 29-7, vì bác sĩ chuẩn đoán thai yếu nên ko tự phát triển và sẽ tự động ra ngoài, tính theo ngày mất kinh thì vào ngày 28-3 , và kinh nguyệt cháu ko đều, 2 hoặc 3 tháng ra 1 lần, vì em gái và mẹ cùng bà ngoại các dì cháu đều kinh nguyệt ko đều( trước khi có con) nên cháu nghĩ mình di truyền và ko đi khám nên ko rõ thai bao nhiêu tháng… sau khi xảy thai cháu ko đi bác sĩ nữa( vì lí do riêng) sau khi hết máu khi thai xảy, cháu thấy ra chất máu nâu đỏ, vào ngày 3-8 thì thấy máu ko nhiều và kéo dài hơn 1 tuần( giống bị rong kinh) cháu ko biết có phải kinh nguyệt ko, và khi hết máu cháu lại thấy khí hư màu nâu đỏ này xuất hiện, có mùi hôi, khi quan hệ xong thì chồng cháu bị ngứa, cháu thì ko cảm thấy gì chắc là do cháu sử dụng dung dịch vệ sinh trước và sau khi quan hệ, cháu ko biết mình có bị bệnh phụ khoa ko? Cháu cùng chồng cháu muốn có thai lại , và kinh nguyệt cháu ko đều, ko biết vòng kinh là bao nhiêu và trứng ra khi nào, xin bác sĩ giúp cháu.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      13/09/2011 at 9:11 sáng

      Để biết ngày rụng trứng bạn nên đi SÂ sau sạch kinh 1 tuần.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn