Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Các dấu hiệu u nang buồng trứng

U nang buồng trứng rất thường gặp ở chị em phụ nữ, tuy đa số nó là vô hại, nhưng cũng có một tỷ lệ nhỏ có thể phát bệnh thành nguy hiểm. Đặc điểm khó phát hiện là các dấu hiệu u nang buồng trứng không đặc trưng rõ rệt, thậm chí bạn không thể cảm nhận được dấu hiệu bị bệnh hoặc nhầm lẫn nó với các dấu hiệu bệnh khác.

 

Nếu cảm thấy có vấn đề, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ

 

Các dấu hiệu của u nang buồng trứng

– Đau đớn là dấu hiệu lớn đầu tiên của u nang buồng trứng. Tuy nhiên, dấu hiệu đau đớn này lại rất dễ nhầm lẫn với những dấu hiệu bệnh tật khác vì nó cùng ở khoang bụng. Một dấu hiệu chắc chắn hơn, đó là bị đau sau khi quan hệ tình dục hoặc sau khi bất kỳ hoạt động vất vả nào. Đau ở vùng xương chậu cũng là một dấu hiệu chắc chắn của u nang buồng trứng.

– Chu kỳ kinh nguyệt bất thường cũng là một dấu hiệu cho biết bạn có thể có u nang trong buồng trứng. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều, nhưng bạn cần luôn luôn ghi nhớ rằng nếu chu kì kinnh nguyệt không đều thì bạn hoàn toàn có thể có nguy cơ bị bệnh, và điều này chỉ có thể được xác định chắc chắn qua xét nghiệm và kết luận của bác sĩ.

– Âm đạo bị đau và có nổi nốt đốm.Khi thấy những dấu hiệu này, có thể bạn nghĩ rằng mình đang mang thai. Nhưng bạn nên coi chừng vì đây hoàn toàn lại có thể là một dấu hiệu của một u nang đang hình thành trong buồng trứng.

– Một dấu hiệu khác có thể là một cảm giác áp lực hoặc đầy bụng. Nếu bạn cảm thấy như có một trọng lượng đang đè nặng lên vùng bụng , đặc biệt gần khu vực xương chậu của bạn, thì rất có thể đó là do u nang gây ra.

Những dấu hiệu khác nhau của u nang buồng trứng cũng khá phổ biến, không phức tạp, và có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với một số bệnh khác. Tuy nhiên, khi những triệu chứng này xuất hiện cùng nhau, bạn nên nghi ngờ rằng bạn bị u nang, cho dù có chắc chắn hay không thì bạn vẫn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Hầu hết các u nang buồng trứng là vô hại, nhưng khi bạn bắt đầu cảm thấy những triệu chứng này, đặc biệt là đau nặng, thì đó là một cảnh báo nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng, có 5% nguy cơ u nang trở thành ác tính.

Meyeucon.org - 23/01/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sức khỏe phụ nữ

Bài viết liên quan

  • 10 cách tăng estrogen tự nhiên ở nữ giới
  • 7 Vai trò tác dụng của estrogen đối với sức khỏe phụ nữ
  • BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH
  • Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân bằng Lá lốt
  • Làm đẹp da từ sữa đậu nành

Bình luận

  1. anh thu đã bình luận

    19/11/2011 at 4:42 chiều

    Tôi năm nay 25 tuổi ,tôi đã lập gia đình được gần 2 năm nhưng vẫn chưa có con.chúng tôi không kế hoạch gì cả.tôi có đi khám phụ khoa và bác sĩ bảo tôi có nang echo trong 29k,nội mạc tử cung 7mm vậy thì có ảnh hưởng gì đến vấn đề mang thai không?
    còn chồng tôi khi quan hệ có lúc 5 phút , có lúc 20-25 phút mới phóng tinh không đều, vậy có ảnh hưởng gì ko? tôi xin bác sĩ 1 lời khuyên.
    tôi xin cảm ơn

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      30/12/2011 at 5:11 sáng

      Vào ngày khám SÂ là có khả năng gần đến ngày rụng trứng đó. Bạn cần theo khám BS có kinh nghiệm để canh ngày rụng trứng và hướng dẫn bạn uống thêm axit Folic. Thời gian gần 2 năm lấy nhau mà chưa thụ thai thì được coi là vô sinh, cần được điều trị.

      Trả lời
  2. Le Vy đã bình luận

    15/07/2011 at 4:26 chiều

    Tôi năm nay 37 tuổi , đang dự định sinh cháu thứ 2. Năm 33 tuổi , tôi có sinh con đầu lòng . Tôi sinh thường nhưng khi sinh xong thì phải vào cấp cứu gây mê do bị đau vùng bụng . Tôi nghe bác sĩ nói với nhau là tôi bị ' tôm' . Không hiểu bị ' tôm ' là gì ? có phải bị băng huyết ko , có ảnh hưởng gì khi sinh cháu thứ 2 ko?. Chân thành cảm ơn MYC.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      15/07/2011 at 10:21 chiều

      Không vấn đề gì ảnh hưởng dự kiến sinh lần này đâu. Đó là từ tiếng nước ngoài trong chuyên môn nói với nhau về hiện tượng tụ máu vùng đáy chậu khi sinh thôi, BS và các nữ hộ sinh đã phát hiện và xử lý kịp thời.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn