Nửa đêm thường là thời điểm nhiệt độ xuống thấp đồng thời sức đề kháng tự nhiên giảm sút, bé yêu của bạn có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe mà bạn có thể bối rối. Hãy lưu ý 4 dấu hiệu bệnh lý sau để có biện pháp xử trí kịp thời.
Hen suyễn và dị ứng
Nếu con bạn có tiền sử bệnh hen suyễn hoặc dị ứng, bạn có thể phải kiểm tra bé vào ban đêm vì bệnh này dễ tái phát. Có khá nhiều yếu tố khiến hen suyễn hoặc dị ứng ở bé khởi phát vào ban đêm.
“Vào ban đêm, mức cortisol trong cơ thể giảm, khi đó, cơ thể trở nên yếu ớt và bị hen suyễn tấn công” – tiến sĩ Santiago Martinez (một chuyên gia dị ứng trẻ em từ Florida) cho biết. Một nguyên nhân khác là tăng Histamin, gây ra cơn suyễn ở các bé. Ngoài ra, số lượng chất gây dị ứng như bụi hoặc lông động vật trong phòng của bé có thể tăng cao trong khi bé đang ngủ.
Nếu bé thường mắc bệnh suyễn vào ban đêm, bác sĩ có thể cung cấp cho bé thuốc kháng histamin. Hoặc bạn có thể yêu cầu bác sĩ tiêm miễn dịch, tăng cường miễn dịch cho con của bạn.
Sốt
Nhiệt độ cơ thể tự nhiên sẽ tăng vào buổi chiều tối. Đó là lý do tại sao, thân nhiệt của bé có thể cao lên trong khi bé đang ngủ.
Nếu cơ thể bé đạt 38ºC, bạn có thể nới lỏng quần áo để bé mát mẻ. Đồng thời, kiểm tra nhiệt độ cho bé mỗi 4 tiếng một lần. Với bé ít hơn 3 tháng tuổi, cần đưa bé đi khám ngay nếu thân nhiệt của bé không có dấu hiệu giảm.
Ngoài ra, cần đảm bảo cho con bạn không bị mất nước. Cho bé ti mẹ thường xuyên hoặc cho bé nhấm nháp vài hớp nước lọc trước khi bé đi ngủ trở lại.
Ho
Ho thường gây ra bởi virus tấn công đường hô hấp trên và khi bé bị cảm lạnh, viêm nhiễm… Các triệu chứng ho tồi tệ hơn vào ban đêm là vì lưu lượng máu trong đường thở của bé thay đổi khi bé nằm.
Thông thường, thuốc ibuprofen có hiệu quả trong việc giảm sưng tấy đường hô hấp. Ngoài ra, cần đảm bảo rằng bé không bị lạnh, có thể đắp thêm chăn hay điều chỉnh quạt điện, điều hòa nhiệt độ trong phòng bé. “Mang bé ra ngoài không khí (gần cửa sổ mở, chẳng hạn) vài phút có thể khiến bé thở tốt hơn” – tiến sĩ Andrea Leed.
Đau tai
Nhiễm trùng tai, cả trong tai giữa và ống tai, có thể gây đau và sốt. Hơn 90% các bé có ít nhất một lần nhiễm trùng tai trước tuổi lên 7.
Bệnh này trở nên tệ hơn vào ban đêm vì khi đó bé nằm xuống, gây áp lực tồn đọng dịch trong tai. Để điều trị nhiễm trùng tai giữa, làm giảm sự tắc nghẽn ở mũi và xoang, thường các bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc. Do đó, nếu con bạn bị nhiễm trùng tai thường xuyên (khoảng hơn 3 lần trong 6 tháng) thì bạn nên cho bé đi khám.
Thuyle đã bình luận
Chào bác sỹ!
Rất mong bác sỹ tư vấn giúp tôi. Tôi có con gái vừa tròn 8 tháng tuổi nhưng mới nặng được 6.8Kg. Khoảng 1 tháng nay cháu bị đi táo bón, tôi và gia đình rất lo lắng rất mong bác sỹ tư vấn cho. Cháu ăn sữa ngoài (Sửa Nan 110) ngày ăn khoảng 300ml, mỗi lần ăn được 60ml, ngày ăn 5 lần và 3 bữa bột mặn, đêm cháu không bú sữa. Xin hỏi bác sỹ chế độ ăn như vậy đã hợp lý chưa. Bà nội cháu định cho ăn 4 bữa bột và giảm sữa xuống vì nghĩ ăn sữa ngoài nên bị táo. Ăn 4 bữa bột có quá sức với cháu không. Ăn lượng sữa như vậy có ít quá không.Rất mong bác sỹ tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Lần hỏi này (và những lần hỏi trước nữa) bạn đều không có thông tin cân nặng của bé khi sinh vì vậy khó bình luận về sự phát triển có tích cực hay không. Nếu áp theo bảng tiêu chuẩn (khi sinh 3200gr) thì bé chỉ nặng bằng trẻ 5 tháng. Trẻ táo bón là do thiếu nước, thiếu chất xơ (rau củ), bạn nên nấu bột đủ cả đạm, rau củ và dầu ăn, nên cho bé ăn uống bổ sung thêm 1 bữa phụ là trái cây, sữa chua, váng sữa, pho-mai (thay đổi nhau). Sang tháng thứ 9 mới nên 4 bữa bột x 200-250ml (tăng dần lượng khi 10 tháng trở đi).