Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Đối phó với trẻ ương bướng, nghịch ngợm

Trẻ nghịch ngợm, khó bảo là một bản năng tự nhiên, đặc biệt xảy ra khi trẻ ở những cấp học bé nhất, khi trẻ chưa được tập tuân thủ khuôn khổ và nguyên tắc của trường học.

Bạn có thể tức giận hoặc thất vọng vì sự nghịch ngợm của con trẻ bởi đó là điều hầu như nhiều bậc cha mẹ vấp phải. Nhưng hãy nhớ một điều: cố gắng không la hét, rầy la trẻ hay có các hành vi thô thiển, hoặc thậm chí là bạo lực về thể chất đối với trẻ.

Hãy trò chuyện để hiểu trẻ, hãy cho trẻ và bản thân một thời gian ngắn để lắng dịu cơn giận dữ, mọi việc sẽ tốt hơn

Bạn có thể sử dụng một số chiến lược để làm nguôi cơn giận, đối phó với sự ngỗ ngược của con trẻ:

1. Hít thở thật sâu

Sau đó từ từ thở ra, làm một vài lần cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn nhiều. Điều này sẽ ngăn cản bạn nói năng thô lỗ, cao giọng với con hay thậm chí đánh đập con cái. Thực hiện bước này xong, não bộ của bạn sẽ mách bảo bạn hành động đúng đắn hơn. Khi bạn trở đã nên điềm tĩnh, đó là lúc bạn có thể kiểm soát bản thân để giải quyết những hành vi ngỗ nghịch của con cái.

2. Hãy suy nghĩ tích cực

Khi giận dữ lên đến đỉnh điểm, hãy nhớ rằng bạn đang đối mặt với chính con của bạn. Hãy cố gắng giữ suy nghĩ tích cực bằng cách nhớ lại một lần thời thơ ấu của mình, bạn cũng từng ngỗ nghịch như thế hay ngược lại?

Dù gì chăng nữa, bạn cũng phải cố gắng suy nghĩ tích cực bằng cách nhớ lại thời nhỏ tuổi của mình, lúc đó bạn có thể dễ thương, có thể ngộ nghĩnh, có thể bướng bỉnh… tất cả những điều đó đều là sự đáng yêu của trẻ. Hãy mỉm cười với những suy nghĩ như vậy.

Với bản tính ngây thơ và vô tội, trẻ không hẳn ý thức hết được những gì chúng gây ra, và bạn cũng từng như thế. Suy nghĩ này sẽ giúp bạn hành động một cách khôn ngoan hơn và kiểm soát bản thân để bạn không phải tung ra những cơn giận dữ.

3. Nói chuyện thân tình từ trái tim đến trái tim

Sau khi cơn giận đã lắng xuống, đó là lúc bạn nói chuyện với con như từ trái tim đến trái tim. Hãy nhớ rằng, đừng hành động như lẽ ra bạn phải làm tức là trút bực tức, quát mắng lên những lỗi của trẻ. Hãy ngồi với chiều cao ngang với tầm cao của con, mặt đối mặt, nói chuyện thật nhẹ nhàng, đảm bảo, con bạn sẽ rất nhớ những lời dạy của bạn lúc này. Hãy hỏi lý do tại sao khiến con trẻ làm điều gì đó và khiến bạn giận dữ.

4. Nhạy cảm với cảm xúc của đứa trẻ

Đừng cảm thấy bạn có nhiều quyền lực nên bạn cần điều chỉnh con tuân theo mệnh lệnh của bạn, bạn hãy cởi mở, chân thành nói với con, con nên như thế này, như thế kia… Hãy tìm hiểu mong muốn của con, những gì con lo sợ, hay sự hấp dẫn của một việc gì, điều gì đối với con. Bằng cách hiểu con, bạn có thể có thái độ đúng đắn đối với bất kỳ hành vi khó nào của con.

5. Nếu thực sự bạn không thể kìm nén cơn tức giận

Hãy để con trẻ ở trong một căn phòng, cho bản thân một thời gian để cơn giận dịu đi, mọi suy nghĩ trở nên sáng suốt hơn. Sau khi đã tĩnh tâm lại, hãy vào phòng trở lại và thực hiện một cuộc trò chuyện với con để hiểu con và đưa ra hành động phù hợp hơn.

Meyeucon.org - 23/06/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Giáo dục trẻ em , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Con trẻ đang hư nhanh hơn vì điều này
  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Để trẻ không còn thấy tò mò về những “cảnh nóng” trên phim
  • Để trẻ thấy hạnh phúc khi biết quan tâm và chia sẻ với mọi người
  • Bí quyết để “đối phó” với trẻ bướng bỉnh

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn