Trẻ dưới 2 tuổi (nhũ nhi) chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch cũng như sức chịu đựng của cơ thể, chính vì vậy rất dễ nhiễm bệnh. Để các bậc cha mẹ có thể chăm sóc bé tốt hơn, hãy lưu ý những bệnh sau đây nhé.
Táo bón
Táo bón là một bệnh rất phổ biến ở trẻ và có thể ảnh hưởng đến khoảng 30% trẻ em trong độ tuổi dưới 1 tuổi. Ở tuổi này, thông thường bé không có một lịch trình bình thường cho việc đại tiện. Một số trẻ sơ sinh có thể đi đại tiện ngay sau mỗi bữa ăn, trong khi một số trẻ khác lại phải chờ đợi một ngày hoặc thậm chí lâu hơn mới đại tiện.
Lịch trình đại tiện này của trẻ phụ thuộc vào những gì trẻ ăn, cách thức hoạt động và mức độ tiêu hóa thức ăn của trẻ. Tuy nhiên cuối cùng cha mẹ sẽ có thể tìm thấy một lịch trình đại tiện riêng của trẻ sau khi theo dõi lịch ăn, ị của các bé.
Một dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón là khi trẻ bắt đầu đi đại tiện với tần suất thấp hơn bình thường, đặc biệt là nếu trẻ đi đại tiện nhiều hơn 1-3 ngày/ lần và nó làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, phân của trẻ có biểu hiện bị cứng hoặc khô cũng là một trong các triệu chứng của bệnh táo bón.
Ho và cảm lạnh
Hầu như tất cả trẻ em đều bị bệnh này ghé thăm trong năm đầu tiên của mình. Ước tính có hàng trăm loại virus có thể gây ra cảm lạnh, và trẻ sơ sinh lại có hệ thống miễn dịch còn non nớt và đang phát triển nên càng dễ bị chúng xâm nhập gây bệnh.
Chưa kể đến việc, trẻ thường đưa tay hoặc các vật dụng khác vào miệng. Đây cũng là con đường thuận lợi khiến các vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ một cách nhanh chóng nhất.
Nói chung, trẻ sơ sinh thường bị ho và cảm lạnh trong mùa đông. Nếu như một người lớn trung bình bị cảm lạnh 2-4 lần/năm thì trẻ sơ sinh bị cảm lạnh trung bình từ 6-10 lần/năm.
Khi bị cảm lạnh, trẻ sẽ kèm theo triệu chứng chảy nước mũi, khó thở, hắt hơi, sốt nhẹ, hoặc ho. Nếu những triệu chứng này kéo dài hơn 10 ngày, bạn nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ.
Phát ban do tã lót
Hầu như tất cả trẻ sơ sinh đang mặc tã hoặc đóng bỉm sẽ có nhiều nguy cơ bị hăm ở một giai đoạn nào đó. Cứ 4 em bé thì có một em bé bị hăm tã, bỉm trong tháng sơ sinh đầu tiên của mình.
Phát ban do tã lót hoặc bỉm có thể xảy ra nếu trẻ sử dụng tã, bỉm bẩn quá lâu hoặc một bé có một làn da nhạy cảm. Tình trạng này sẽ được biểu hiện ở trẻ với làn da đỏ và đau đớn.
Nguyên nhân khiến trẻ bị phát ban tã lót hoặc bỉm vì tã và bỉm không thể hấp thụ tất cả nước tiểu đọng lại của các em bé. Vì thế nước tiểu cùng vi khuẩn hoạt động trong một thời gian dài và có thể gây ra hăm tã.
Tiêu chảy
Tiêu chảy ở trẻ có thể kéo dài nhiều ngày, và đôi khi đi kèm với tình trạng chuột rút đau đớn. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy ở trẻ là do nhiễm trùng, vi khuẩn hoặc virus.
Tiêu chảy do nhiễm virus có thể được đi kèm với chứng nôn mửa, đau bụng, sốt, ớn lạnh và đau đớn. Trong khi đó, tiêu chảy do nhiễm trùng vi khuẩn thường kèm theo đau bụng, ra máu, sốt và nôn. Tuy nhiên, tiêu chảy ở trẻ cũng có thể được gây ra bởi các phản ứng dị ứng với thức ăn hoặc thuốc kháng sinh.
Nhiễm trùng tai
Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng tai. Bởi vì bất cứ điều gì cũng có thể phá vỡ chức năng của ống Eustachian như cảm lạnh hoặc dị ứng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ khá linh hoạt. Khi ấy trẻ sẽ có một thay đổi đột ngột trong hành vi của mình và dễ khóc, cáu kỉnh. Trẻ sơ sinh thường kéo hoặc chà tai, sốt, nôn và đôi khi kèm theo tiêu chảy.
Nôn
Một số em bé sơ sinh thường bị nôn mửa thường xuyên nếu được ăn một số thực phẩm mới hoặc nếu bị nhồi nhét ăn quá nhiều.
Bên cạnh đó, trẻ bị nôn cũng có thể là do dị ứng, nuốt một cái gì đó độc hại, hay khóc và ho quá dai dẳng.
Nôn thường không gây hại cho sức khỏe của trẻ sơ sinh miễn là dấu hiệu này không kéo dài. Nếu trẻ bị nôn liên tục, nó có thể là một dấu hiệu của bệnh như viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tai hay một bệnh tật khác nghiêm trọng hơn.