Khi thai nhi lớn tới một mức độ nhất định cũng là lúc những cơn đau hông đến thường xuyên hơn, bạn có thể cảm thấy lo lắng, mệt mỏi hay đau đớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên hãy nên bình tĩnh vì đau hông là điều rất thường gặp khi mang bầu, quan trọng là bạn hãy tìm hiểu cách để đối phó với nó.
Chứng đau hông khi mang bầu
Dây thần kinh hông là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể bạn, giúp kích thích và di chuyển cho phần dưới của cơ thể. Các dây thần kinh này sẽ chạy từ tử cung đến chân của bạn. Vì vậy thật dễ hiểu vì sao khi cổ tử cung lớn dần lên, nó sẽ gây khó chịu, thậm chí là đau đớn lên hông. Mức độ đau hông ở mỗi người phụ nữ là khác nhau nhưng nó làm các mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu.
Những bà bầu bị chứng đau hông ở mức độ nặng bao gồm người có tiền sử đau hông từ trước khi mang thai, người lao động chân tay nhiều, người tăng cân quá mức khi mang bầu và những người mang đa thai.
Cách đối phó với chứng đau hông thai kỳ
Nghỉ ngơi
Cách phổ biến nhất để giảm đau lưng trước mắt là bà bầu nên nằm xuống để nghỉ ngơi. Hãy nằm thẳng chân và thật thoải mái. Nếu đau hông bên nào thì bạn nên nằm nghiêng về bên đấy. Tuy nhiên đây không phải là cách có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Với những bà bầu công sở thường xuyên phải ngồi nhiều, bạn nên sử dụng một chiếc gối tròn có trống ở giữa để dựa sau lưng. Còn với những người hay phải đứng, đừng đứng bằng hai chân mà hãy dồn trọng tâm lên một chân rồi thay đổi liên tục khi mỏi. Cách đơn giản này có hiệu quả khá tốt với chứng đau hông ở bà bầu.
Sử dụng gạc ấm
Những cách khác để làm giảm chứng đau hông khi mang bầu bao gồm: sử dụng gạc ấm đắp trên lưng dưới hoặc tắm nước ấm. Và bạn cũng nên nhớ phải chọn những đôi giày bệt thật thoải mái để đi lại.
Tập thể thao
Ngoài ra bạn có thể thực hiện thói quen tập thể dục đều đặn khi mang bầu. Bơi lội là môn thể thao rất hữu ích cho phụ nữ mang thai, đặc biệt những người bị chứng đau hông. Một số phụ nữ cho biết, tập yoga trước khi sinh cũng giúp họ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn. Bạn cũng có thể đến một trung tâm y tế để được massage bởi những nhà chuyên môn. Trong trường hợp đau hông nghiêm trọng, thai phụ có thể phải sử dụng đến phương pháp cuối cùng là dùng vật lý trị liệu với những bài tập đặc biệt giúp tăng cường bụng, lưng dưới và sàn chậu.
Dùng thuốc giảm đau acetaminophen
Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng có thể sử dụng một liều giảm đau acetaminophen nhưng đây là cách không được khuyến khích và trong trường hợp bí bách bạn mới nên dùng.
Thông thường, chứng đau hông này sẽ kết thúc sau thai kỳ, vì vậy các mẹ bầu không nên quá lo lắng. Nếu sau khi sinh, bạn vẫn bị đau hông, hãy đến bệnh viện uy tín để kiểm tra vì có thể có nguyên nhân khác gây ra đau lưng.
Lan anh đã bình luận
Chao bs toi mang chau mang thai tuan thu 38 roi ma den gio chau bi dau tret chan,bung cam giac triu xuong khong the buoc di duoc khong biet chau co bi lam sao khong.mong bs giai dap a.cam on bs
kimcuc đã bình luận
chao bs.bs cho em hoi em mang thaidc 28 tuan.2 ngay nay e bi dau nhuc chan trai di lai rat kho khan.dau nhieu vao ban dem(khong cu dong chan dc) bs co the giup em de do dau dc khong a
Tuong Vy đã bình luận
Chao bac si!
Cho em hoi, em dang mang thai duoc hon 3 thang ruoi, nhung sao tu nhien em di thay dau ben hong trai, ngoi va nam nghi thi thay do dau hon luc di. Xin bac si cho em hoi dau nhu vay thi co anh huong gi den em pe trong bung khong, va dau nhu vay thi goi la bi dau gi, nguyen nhan nao dan den bi dau nhu vay. Bac si co the tra loi giup em duoc khong a.
Thuong đã bình luận
Chào bác sỹ !
Em đang có thai được 22 tuẩn, nhưng em đã tăng đến 11 kg kể từ lúc có bầu nhưng em bé của em thì chỉ được có 449 gr thui ạ. Em rất hay bị đau hông và đau lưng. Nhờ bác sỹ tư vấn giúp em làm sao để đỡ bị đau hông, và đau lưng. Và, bác sỹ có thể cho em lời khuyên về chế độ ăn uống hợp lý được ko ạ?
Em cảm ơn nhiều !
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên thông tin đầy đủ thì mới bàn luận tư vấn được. Chiều cao và cân nặng khi chưa có thai để tính xem tăng 11 kg là hợp lý hay không, hiện tại bạn đang có chế độ ăn và uống thuốc bổ sung vi chất hỗ trợ thai thế nào.? Bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng ngày 2 lần (sáng, tối) để các khớp xương linh hoạt.
Nguyễn Ngọc Tú đã bình luận
Chào bác sĩ!
Em đang có thai ở tuần thai thứ 36, em tăng cân không nhiều lắm, đến giờ mới chỉ tăng 11.5kg thôi nhưng em cảm thấy rất nặng nề vì đi kiểm trai thai thì dây chằng của em bị yếu. Đặc biệt khó khăn với em là vấn đề đi lại sẽ cảm thấy đau ở hai bên háng, em cũng đau hông nữa. Nhiều khi đi vệ sinh ( vì nhà em dùng là xí xổm ) nên mỗi lần ngồi xuống hoặc đứng lên em rất đau, có khi em còn cảm thấy đau ở cửa mình (chỉ đau ở bên ngoài thôi ) kể cả lúc đang nằm mà muốn ngồi dậy, . Xin BS cho em lời khuyên để em cảm thấy bớt đau và dễ chịu hơn. Xin cảm ơn bác sĩ!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn tăng cân như vậy cũng là khá đấy vì tháng cuối sẽ còn tăng khoảng 2 kg nữa (nhưng còn tùy thuộc chỉ số khối cơ thể BMI lúc chưa mang thai có bị thấp do SDD không). Bạn đã uống bổ sung những gì ? Nên tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày cho khung chậu linh hoạt.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn tăng cân như vậy cũng là khá đấy vì tháng cuối sẽ còn tăng khoảng 2 kg nữa (nhưng còn tùy thuộc chỉ số khối cơ thể BMI lúc chưa mang thai có bị thấp do SDD không). Bạn đã uống bổ sung can-xi và sắt chưa ? Nên tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày cho khung chậu linh hoạt.
NguyenTuyet đã bình luận
Chao bac si!
Hien e dang co thai duoc 37tuan,may ngay gan day e thuong xuyen bi tao bon,tham chi con khong di ve sinh duoc.E cam thay rat kho chiu.Cac bac si cho e hoi:e co the uong thuoc j de co the lam giam tinh trang tao bon duoc khong va nen an nhung thuc an j de lam giam tinh trang nay duoc ak?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Không nên tự ý uống thuốc mà không có chỉ định của BS. Bạn không nên ăn đạm nhiều mất cân đối với rau, ăn nhiều chất rau có xơ như dưa muối, rau muống , rau ngót…, nên ăn trái cây và uống nhiều nước, vận động và thể dục nhẹ nhàng không nên ngồi, nằm nhiều.