Tính đến tháng 6.2011, cả nước có hơn 5.500 ca mắc tay chân miệng, trong đó gần 20 ca tử vong. Điều đáng lo ngại là bệnh này rất dễ lan rộng nếu người dân không có ý thức đề phòng.
Thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, hiện trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 3- 5 trường hợp tới khám có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng.
Bệnh nguy hiểm
Điều đặc biệt là hầu hết bệnh nhân ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư đều đã lớn tuổi (trong khi bệnh nhân tay chân miệng ở miền Nam chủ yếu là trẻ nhỏ), bệnh ở thể nhẹ, chưa có biến chứng nặng nề nên thường được cấp thuốc điều trị ngoại trú.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Phó trưởng Khoa Điều trị tích cực cho biết: “Thực tế, còn rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh thể nhẹ tự điều trị tại nhà. Điều đó rất nguy hiểm bởi khi bệnh lây sang trẻ nhỏ dễ gây các biến chứng nguy hiểm bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện”…
Theo bác sĩ Cấp, bệnh tay chân miệng do một dạng virus đường ruột, lây nhiễm qua đường tiêu hóa, trực tiếp phân – miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn… bị ô nhiễm phân người bệnh. Hiện bệnh đã có dấu hiệu lây lan nhanh qua đường hô hấp.
“Bệnh lây lan qua nhiều đường. Do vậy, để việc điều trị hiệu quả bệnh viện phải tuân thủ các biện pháp sát khuẩn, thực hành cách ly với những bệnh nhân đang nằm điều trị trong bệnh viện” -bác sĩ Cấp khẳng định.
Tại Bệnh viện Nhi T.Ư, số lượng trẻ đến khám bệnh tay chân miệng cũng tăng vọt. Ông Cấn Phú Nhuận – Trưởng phòng Khám chữa bệnh, cho biết: Bệnh tay chân miệng do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16. Nhưng năm nay, tại Bệnh viện Nhi T.Ư đã xuất hiện bệnh nhân tay chân miệng chủng EV71 (C4). Đây là chủng virus làm 13 trường hợp tử vong tại TP.HCM.
“Do có chủng virus mới nên bệnh tay chân miệng năm nay đặc biệt nguy hiểm vì có các biến chứng gây nguy hiểm cho trẻ như sốt cao 39oC, khiến trẻ dễ bị viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi dẫn tới tử vong”- ông Nhuận nói.
Giải pháp chỉ là phòng bệnh
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, nếu cơ thể trẻ có các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, sưng miệng, nổi bong bóng nước to khoảng đầu đũa, màu xám, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau, khi vỡ ra gây những vết loét, nôn ói, tiêu chảy… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế, hoặc bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh tay chân miệng, tránh biến chứng gây tử vong.
Cũng theo bác sĩ Cấn Phú Nhuận, hiện bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng chưa có vaccin phòng bệnh nên giải pháp ngăn chặn dịch bệnh vẫn là phòng bệnh.
Cục Y tế dự phòng đã có công văn gửi Vụ Công tác học sinh – sinh viên (Bộ GDĐT) đề nghị chỉ đạo các trường chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ, như rửa chân tay sạch sẽ, nếu có trẻ bị bệnh cần cách ly và cho nghỉ học ít nhất 10 ngày.
Nếu lớp có 2 trẻ bị bệnh trở lên thì cả lớp cũng được nghỉ học 10 ngày. Sau đó, làm sạch dụng cụ học tập, đồ chơi bằng Cloramin B 2%, tráng nước sôi bát đũa…
Ngay cả với các bệnh viện, Bộ Y tế cũng có hướng dẫn điều trị tay chân miệng: Bệnh nhân phải được cách ly, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được khử khuẩn bằng Chloramin B; quần áo, chăn màn, dụng cụ của bệnh nhân phải được khử khuẩn bằng đun sôi, ngâm dung dịch Chloramin B 2%.
Ông Lê Anh Tuấn – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Hiện Hà Nội đã ghi nhận hàng trăm trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 9 trường hợp là trẻ em. Bệnh lây qua đường tiêu hoá, hô hấp nên cách phòng bệnh tốt nhất là rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi…
be thit thuy dung đã bình luận
thua bsy chau e dc 21 thang tuoi, hien dag sot dc 2,3 ngay e cho chau uong thuoc ha sot nhug chua thay do ,e thay tay chau len nhieu mun do li ti nhu dom lieu co phai benh chan tay mieng khong bsy .cam on bac sy nhieu
kiều đã bình luận
nếu bị tay chân miệng dẫn đến sốt cao và nhiềm trùng máu có dẫn đến tử vong hay không?????????????………..:-))
Thu hường đã bình luận
Bác sỹ ơi cho e hỏi . Cách đây 2 hôm bé nhà e có hơi sốt nhẹ, đến chiều cùng ngày thấy lợi và trong môi cháu nổi các vết loét giống như bị nhiệt, cháu đau không ăn uống gì ,cứ cho tay lên mồm và khóc, cháu bỏ ăn đến hôm nay la 3 ngay, e thấy bên cạnh ngón chân cái của cháu có nổi mấy cái mụn, xung quanh đỏ ở giữa trắng nhưng khong mọng nước. E mời bs ở trạm tới khám thì bs nói cháu chỉ bị nhiệt thôi nhưng e vẫn rất lo vì bệnh chân tay miệng đang bùng phát mà. E mong bs tư vấn giúp e.
phankhoi đã bình luận
BS cho em hỏi con nhà em mới đươc 3 tháng 20 hôm cháu bị sốt 38-39 0c em cho cháu đi khám bv nhi HN
bs chuan đoan cháu bị bệnh viêm họng bs cho thuoc về uống đên 4 hôm không khỏi em lo qua, nhưng đên ngày thứ 5 thì chau cắt được sốt nhung em phát hiện ở lòng ban chân của cháu có nhiêu lốt chấm đo và ở mặt cháu lữa em ko biết đó có phải là bênh chân tay miêng không
em cam on cac bs em mong nhận đươc tư vấn của bs
mai xuan do đã bình luận
tre em tu 10 tuoi cung co the mac neu ko giu ve sinh sach se nhung benh chu yeu o tre duoi 5 tuoi la de mac hon
Phan Minh Đức đã bình luận
Thưa Bs, xin cho hỏi, bé có dấu hiệu bệnh tay chân miệng như dưới lòng bàn chân có 01 dấu chấm đỏ bọc nước, và đầu lưởi miệng có bị lở, bé vẫn bình thường có sốt nhẹ. có đến khám tại bệnh viện nhi Tp.CT thì bác sỉ chẩn đoán là bệnh tay chân miệng độ I. Xin cho hỏi tình trạng của cháu có nặng lắm kg? cách phòng trị như thế nào. Xin cám ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
BS đã chẩn đoán độ 1 mà và cho về nhà điều trị chăm sóc là nhẹ. Bạn nên cho bé ăn thức ăn mềm, thịt, tôm, cá phải xay băm thật nhỏ, tăng cường uống nước trái cây nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, xoài, mãng cầu Xiêm… những trái có nhiều ở vùng bạn ở. Tránh làm vỡ bọng nước. Điều trị theo hướng dẫn và đơn thuốc của BS. Nên rửa tay xà phòng thường xuyên nhất là trước khi ăn hay sau khi chơi đồ chơi. VS miệng cho bé nhẹ nhàng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Các đồ chơi, vật dụng xung quanh bé phải được rửa xà-phòng và phơi nắng, phải lau giường, bàn, ghế, sàn nhà bằng dung dịch Cloramine 0,5%, mở cửa tối đa lấy ánh nắng vào nhà. Mọi trẻ bé khác trong nhà nên cách ly để tránh lây, người lớn cũng ít tiếp xúc với bé nếu không cần thiết. Tạo thói quen rửa tay xà-phòng và súc miệng họng nước sát khuẩn (như dung dịch T_B của Cty Dược Trapharco) sau mỗi khi tiếp xúc đông người (hội họp, đi chợ, siêu thị, đi đường…) về nhà nên tắm thay áo quần rồi mới chơi bế bé.
Nguyễn Phương Minh đã bình luận
Thưa bs, bé nhà e được 1 tuổi. Cách đây 2 ngày bé sốt. Sau khi sốt xong thấy nổi những nốt nhỏ, dưới lòng bàn chân. Đưa đi bs khám bs nói bị tay chân miệng thể nhẹ. Tay và miệng ko thấy nổi nốt gì, cháu ăn uống bình thường, chơi nghịch, hiếu động như bình thường. Thấy dưới cằm và trên lưng cũng có một số nốt như nốt rôm sảy vậy. Em đang theo dõi và thấy rất lo lắng.
BS cho e một vài lời tư vấn! E cảm ơn nhiều ạ!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn bình tĩnh và chăm sóc bé thật tốt. Nên điều trị theo hướng dẫn của BS. Nên VS răng miệng, chân tay cho bé ngày vài 3 lần sau khi bé chơi, ăn, lau người thay quần áo bằng nước ấm nếu bé còn sốt. TUYỆT ĐỐI KHÔNG LÀM VỠ BÓNG NƯỚC ĐỂ TRÁNH NHIỄM TRÙNG. Cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu, uống nhiều nước trái cây có hàm lượng vitamin C cao như cam, quýt, bưởi, cherry, xoài… Nên cách ly bé trong gia đình, hạn chế vận động của bé vì có thể làm vỡ bóng nước. Hàng ngày rửa đồ chơi vật dụng của bé bằng xà-phòng, phơi nắng (nếu có thể), lau nhà, lau giường, bàn ghế… bằng dung dịch Cloramin B 5%. Hiện tại bạn là người chăm sóc bé trực tiếp dễ bị lây từ bé nhất, nên tăng cường sức đề kháng của bạn, nên đeo khẩu trang và VS tay cẩn thận sau khi chơi, bế bé, làm VS cho bé (thay quần áo, dọn phân…) và trước khi nấu ăn cho bé và gia đình. Tất cả mọi người trong nhà đều nên có thói quen rửa tay xà-phòng và súc miệng nước sát khuẩn, thay quần áo mỗi khi đi ngoài đường về , trước khi chơi và bế bé.
Tran thanh nga đã bình luận
Xin cho Em hỏi trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng có được tắm bằng sữa tắm hay nước trà xanh không ạ?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé mắc bệnh nhiễm khuẩn phải rửa VS chân tay bằng xà phòng diệt khuẩn mạnh và lau khô bằng khăn sạch (phơi nắng hoặc dùng bàn là điện). VS miệng họng cho bé nhiều lần trong ngày. Để phòng bệnh người lớn khi đi ngoài đường về phải rửa tay xà-phòng, súc miệng họng nước sát khuẩn, tắm thay quần áo rồi mới được bế, chơi với bé, ngồi lên giường của bé. Các vật dùng xung quanh bé phải VS cọ rửa với xà-phòng, giặt thường xuyên chiếu hoặc grap trải đệm.
Trần Thị Thu Thủy đã bình luận
Xin cho hỏi bệnh tay chân miệng này trẻ từ 10 tuổi trở lên có bị mắc phải không ạ?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Người lớn có thể còn nhiễm bệnh bạn nhé.Nên thường xuyên rửa tay xà-phòng, rửa đồ chơi bằng xà-phòng, lau nhà bằng dung dịch sát khuẩn.
tran duc luong đã bình luận
tại sao khi dịch bệnh tay chân miệng đang trong tầm kiểm soát thì Bộ Y tế nói là chưa cần thiết phải công bố dịch, khi dịch bệnh đã rleen lây lan nghiêm trọng trong cộng đồng dãn đến nhiều trẻ bị tử vong mới công bố dịch và khi công bố thì dịch đã ngoài tầm kiểm soát còn đâu….?