Bạn mới mang bầu và bao nhiêu cảm giác hạnh phúc sung sướng tràn đến với bạn. Đây là thời điểm bạn bắt đầu tìm kiếm thông tin liên quan tới giai đoạn 9 tháng ngắn ngủi nhưng vô cùng quan trọng này, bạn tìm đến những người bạn đã có kinh nghiệm, bạn tìm những cẩm nang bỏ túi dành cho bà bầu v.v… để chuẩn bị tốt nhất và chu đáo nhất. Tuy vậy, hãy chỉ cần ghi nhớ những điểm nhấn quan trọng sau đây, bạn sẽ bớt đi rất nhiều lo lắng khác đó.
Tháng thứ nhất
Mẹ phải làm gì?
– Chọn ngay một bác sĩ sản phụ khoa giỏi và bắt đầu đi khám thai thường xuyên.
– Đặc biệt trong tháng này, em bé rất nhạy cảm với các chất hóa học. Bạn hãy nói chuyện và nghe theo lời khuyên của bác sĩ về các loại thuốc, rượu, thuốc lá, và các chất độc hại khác.
Bé sẽ ra sao?
– Em bé của bạn dài khoảng từ 0,5 đến 1,5 cm với đầy đủ các bộ phận.
– Khoảng 25 ngày sau khi bào thai hình thành, tim em bé bắt đầu đập.
– Cuối tháng thứ nhất, tay và chân em bé bắt đầu phát triển, với hình thù là những núm rất nhỏ – nhỏ như những nụ hoa.
Tháng thứ 2
Mẹ khó chịu
– Bạn có thể bị khó chịu, mệt mỏi, ói mửa vào buổi sáng (morning sickness).
– Ngực bạn sẽ căng hơn và mềm hơn. Nên mua những loại áo ngực mới.
– Cần nghĩ ngơi nhiều; nếu được, ngủ trưa một chút và đi ngủ sớm vào buổi tối.
Bé hoạt động
– Cánh tay, bàn tay, ngón tay, chân, bàn chân, ngón chân đã được hình thành.
– Bắt đầu cuối tháng này, em bé đã bắt đầu hoạt động, nhưng bạn chưa cảm thấy được.
Tháng thứ 3
Mẹ chú ý khám thai
– Bắt đầu tháng này, bụng của bạn bắt đầu lớn; nếu là con rạ (con thứ nhì, ba .. . ), bạn đã bắt đầu phải mặc quần áo dành cho “bà bầu”.
– Bạn cần phải cho bác sĩ biết rõ bệnh sử của gia đình bạn, nhất là những bệnh hay những khuyết tật bẩm sinh.
Bé lớn hơn rồi đó
– Có thể nghe được nhịp tim của em bé vào khoảng giữa đến cuối tháng này.
– Em bé bắt đầu biết nuốt, thở, đạp, và biết .. . nhăn mặt.
– Cuối tháng, em bé đã dài khoảng 7,4cm và nặng 23g.
Tháng thứ 4
Giai đoạn “hòa bình”
– Bạn đã bắt đầu mặc quần áo bầu.
– Các triệu chứng khó chịu do ốm nghén đã giảm bớt.
– Nếu bạn trên 35 tuổi, bác sĩ có thể bàn luận và đề nghị bạn đi thử nước ối vào tháng này.
Bé thì sao?
– Bé có sự phát triển nhanh hơn và yên ổn hơn
– Em sẽ bé dài khoảng từ 14,2 cm và nặng khoảng 190g vào cuối tháng này.
Tháng thứ 5
Bạn cần làm gì?
– Bạn cần đăng ký ngay từ tháng này để theo học các lớp dạy cách “rặn đẻ” vào khoảng tháng thứ 7.
– Bạn sẽ được bác sĩ làm siêu âm cho biết là bạn có công chúa hay hoàng tử vào khoảng tuần thứ 20. Nếu bạn đã đi thử nước ối thì không cần nữa, vì bạn đã biết kết quả là bé trai hay bé gái vào lúc thử nước ối.
– Nhiều bà mẹ có thể cảm thấy em bé đạp vào tuần 18 – 20. Nếu bạn và ông xã cảm thấy được em bé đạp, hãy ghi nhận lại những cái đạp đầu tiên bắt đầu từ lúc nào.
– Gọi bác sĩ ngay nếu có những triệu chứng bất thường xảy ra cho bạn, như xuất huyết, nhức đầu, sưng phù, đau bụng dữ dội, cử động của em bé thay đổi .. .
Em bé
– Em bé đã có móng tay, móng chân.
– Nhịp tim của em bé nghe được dễ dàng và rõ hơn.
– Em bé dài khoảng 28cm và nặng khoảng 430g.
Tháng thứ 6
Bạn: Vào tháng này, bạn có thể đăng ký bệnh viện để chuẩn bị cho việc “nằm ổ”, và tìm một bác sĩ nhi khoa cho em bé.
Em bé: Vào cuối tháng, em bé dài 36cm và nặng 875g.
Tháng thứ 7
Bạn:
– Bạn đã bắt đầu theo học các lớp học về cách sinh con
– Bác sĩ có thể đề nghị bạn đi thử bệnh tiểu đường vào tuần thứ 28,29.
– Bạn hãy nên mua sắm đầy đủ các đồ dùng cho bé trong giai đoạn này
Em bé:
– Vào cuối tháng, em bé nặng 1,7kg.
– Em bé bắt đầu phát triển hệ thống miễn nhiễm cho cơ thể.
Tháng thứ 8
Bạn:
– Bây giờ là lúc đề ra kế hoạch và chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để “nằm ổ”.
– Bác sĩ của bạn bắt đầu theo dõi bào thai của bạn thường xuyên hơn.
Em bé:
– Em bé đã bắt đầu quay đầu xuống, chuẩn bị “tư thế sẳn sàng” để chào đời.
– Em bé dài từ 47cm và nặng 2,6kg.
Tháng thứ 9
Bạn:
– Hãy chuẩn bị sẵn “hành trang” đi “nằm ổ” ở bệnh viện.
– Cần có ghế cho em bé để đưa bé về nhà từ bệnh viện.
– Đi đến bệnh viện trước để tránh việc lạc đường khi cần đi đẻ gấp.
Em bé:
– Em bé phát triển hoàn thiện và tăng cân hơn vào tháng này.
– Cân nặng tối ưu cho bé là khoảng 2,8 đến 3,4 kg
Chúc cho tất cả “bà bầu” đều được “mẹ tròn con vuông”.
Na đã bình luận
Mình sinh 28/7/1984 chồng mình sinh 18/12/1979 vậy sinh con thứ 2 vào năm nào là hợp tuổi bố mẹ? Bé gái đầu của mình sinh năm 2012. MYC tư vấn giúp mình nhé ?
Trinh đã bình luận
Chao Myc!
Hom nay, em co thai duoc 37w4d roi. Vi em bi nhau tien dao (che tu cung) nen em phai sanh mo. Em muon hoi, neu em chon 3/8/2011 la ngay mo thi co tre lam khong? Tinh trang hien tai cua em thi binh thuong khong co trieu chung gi het, me va be khoe. Nhung bung bau cua em thi xe xuong va cung hon thang truoc. Em co bau lan dau tien nen khong co kinh nghiem. Cam on Myc.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Tùy thuộc có ra máu hay không để có thể chờ đến 3/8 (vì theo cách tính của bạn ngày 3/8 là hơn 40 tuần rồi) nên mổ khi thai 39 tuần vào ngày 28/7 là tốt nhất.
Hiền đã bình luận
Chào MYC !
Mình sinh năm 1981, chồng mình sinh năm 1977, có 1 bé trai sinh năm 2006. MYC có thể tư vấn giúp mình nên sinh con năm nào thì hợp nhé ?
Meyeucon.org đã bình luận
Tôi thấy tuổi gia đình bạn hợp với 2014
Hiền đã bình luận
Cảm ơn MYC nhiều.