Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

10 lời khuyên khi con khó dạy

Ai cũng muốn con ngoan, học giỏi và biết nghe lời cha mẹ. Nhưng cũng không ít trẻ lại ương bướng và khó dạy hơn rất nhiều. Nếu là con bạn, hãy tham khảo 10 lời khuyên thú vị sau.

1. Bạn cần phải đọc kĩ công ước của Liên hợp quốc về quyền Trẻ em. Mặc dầu không thấy nói đến quyền của trẻ em …khó dạy, nhưng ta có thể suy ra được.

2. Bạn đừng tin các câu châm ngôn: “Không hề có trẻ em hư, chỉ có trẻ em chưa ngoan”. “Không hề có trẻ em lười biếng, chỉ có trẻ em chưa chăm chỉ”.

3. Mặc dầu con của bạn tạm thời là trẻ khó dạy, nhưng bạn phải nhớ rằng nó vẫn là quý tử, là niềm hy vọng lớn lao của gia đình bạn.

4. Bạn đừng luôn luôn chê bai nó. Các nhà tâm lí học nói rằng giáo dục phải kết hợp khen và chê, mà khen là chủ yếu. Bạn phải cố tìm một vài điều tốt của nó để mà khen, chẳng hạn: thằng này hát karaoke hay lắm, hoặc: tuy chưa có bằng nhưng nó đi xe máy lụa lắm, hoặc: nó mà đánh nhau thì đứa nào cũng thua, hoặc: nó mà quay cóp thì đố thầy cô nào tóm được.…

5. Người ta phải có tự hào thì mới tiến lên được. Bạn đừng làm cho nó cảm thấy nhục vì học dốt. Bạn hãy cố xin cho nó vào lớp gồm những đứa dốt như nó, thậm chí còn dốt hơn, để đôi khi nó cũng cảm thấy hơn người. Trước mặt khách khứa bạn cứ nói rằng nó không bao giờ chịu đứng bét lớp; rằng tuy nó không chịu học nhưng thông minh hơn khối đứa khác!

6. Không bao giờ được đánh con, đánh là phạm luật, là tội ác. Nếu cực chẳng đã, không nuốt giận được thì cũng nên đóng kín cửa lại rồi mới đánh. Tức là không phải “đóng cửa dạy nhau” mà bạn lại đang “đóng cửa nện nhau” đấy. Trong khi đánh cũng cần phải chú ý đến hành vi tự vệ và đánh trả của đối phương. Đã từng có cô gái nói với bố “Ông mà đánh tôi là tôi giết chết ông đấy”. Ông bố ấy không tin, cứ đánh và bị chết thật.

7. Bạn cũng không bao giờ được mắng nó kiểu như: mày cút đi đâu thì cút, đừng để tao trông thấy mặt. Nó chỉ chờ có thế là nó vù ngay đấy. Nó có thể đi lang thang đàn đúm bạn bè, thậm chí còn vào nhà nghỉ…

8. Vợ chồng bạn phải có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng trong việc dạy con. Ví dụ nó rất hay xin tiền để tiêu xài thì đôi lúc bạn phải cương quyết không cho và đưa ra lời khuyên bảo phải tiết kiệm. Nhưng sau đó vợ bạn (hoặc chồng bạn) tìm cách đưa tiền cho nó và bảo đừng nói với bố ( hoặc mẹ). Không có tiền, nó có thể đi ăn cắp hoặc ăn cướp thì phiền hà lắm.

9. Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường rất quan trọng. Nếu con bạn vì cớ gì đó bỏ nhà ra đi, một mặt bạn phải tìm cho được, mặt khác phải báo ngay với nhà trường là con bạn đang bị …ốm, xin nhà trường cho nghỉ học mấy hôm.

10. Bạn phải tìm hiểu vì sao nó không thích học, mà chỉ thích ngao du đàn đúm. Có thể là vì nó thấy học nặng quá, mà nó thì không thích nặng. Nếu bạn thừa tiền thì thử cho nó đi du học xem sao. Nghe nói bên Tây trẻ con học nhẹ nhàng lắm, vừa học vừa chơi (ta đang cố gắng theo bên Tây, nhưng chưa làm được ). Sang bên ấy nó lại thành người… chưa biết chừng!

Meyeucon.org - 28/06/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Giáo dục trẻ em

Bài viết liên quan

  • Bố mẹ đã làm tổn thương con trẻ khi nói những điều này (P2)
  • Những cách hay giúp trẻ thích học toán
  • Con trẻ đang hư nhanh hơn vì điều này
  • Nghệ thuật từ chối trẻ
  • 6 cách hay của bố mẹ giúp con nói tiếng Anh ‘như gió’

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn