Hỏi: Tôi đã 30 tuổi, cách đây 2 năm khi mang thai được 16 tuần tuổi tôi đi khám và siêu âm bác sĩ phát hiện bị phù nhau thai và phải thực hiện đình chỉ thai nghén. Nay tôi muốn có thai nhưng lại sợ bị phù nhau thai lần nữa. Xin bác sĩ cho biết lần mang thai này tôi có bị như thế không?
Trả lời:
Nhau thai được gắn vào tử cung, đảm bảo thai nhi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ôxy; đồng thời, nhau thai sản xuất ra đủ hormone giúp bào thai phát triển. Các chất dinh dưỡng và ôxy được truyền từ máu của mẹ vào tới bào thai qua nhau thai. Nhau thai còn liên kết với bào thai thông qua dây rốn. Nhau thai cũng giống như một miếng lá chắn, giúp bảo vệ bào thai trước nhiều loại vi khuẩn. Nhưng nó không đủ khả năng chống lại virut như virut cúm, virut gây bệnh Rubella vẫn có thể xâm nhập vào bào thai. Nếu mẹ hút thuốc hay uống rượu thì các chất từ rượu và thuốc có thể qua nhau thai, truyền tới thai nhi.
Bề mặt nhau thai mịn, sáng bóng, có màu đỏ và bề dày khoảng 2 – 4cm. Một nhau thai bình thường nặng khoảng 400 – 600g. Khi nhau thai bị phù, độ dày có thể gấp đôi bình thường, kèm theo đó có thể có bất thường thai hay nước ối. Bánh nhau là nơi trung gian để thực hiện sự trao đổi chất bổ dưỡng từ mẹ sang con và ngược lại các chất cần thải bỏ từ con sang mẹ. Khi bánh nhau bị bệnh, chức năng này không được đảm bảo, không có sự lưu thông giữa máu mẹ và máu con.
Nguyên nhân gây phù nhau thai thường do nhiễm trùng, có thể là vi trùng hay siêu vi trùng (virut), cũng có khi do bất thường về nhiễm sắc thể gây ra bất thường nhau và thai. Những phụ nữ hút thuốc lá hay uống rượu, mắc bệnh Rubella khi mang thai… là nguy cơ dễ dẫn đến nhau thai bị phù.
Trong thư chị không nói rõ nguyên nhân gây phù nhau thai lần trước, do vậy giờ muốn có thai chị cần đến khoa sản của các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa sản để được bác sĩ tư vấn trước khi có thai. Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng, hay vi trùng thực hiện phòng tránh tốt thì sẽ tránh được nguy cơ phù nhau thai. Đối với trường hợp bất thường về nhiễm sắc thể cần được bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm một số xét nghiệm cần thiết và sẽ tư vấn có nên mang thai lại hay không.
Hiện không có cách điều trị một khi đã bị phù nhau thai. Nếu không bỏ thai chủ động khi có bệnh, thai vẫn tiến triển nhưng sẽ tự mất sau một thời gian do nhau không đảm nhiệm được chức năng dinh dưỡng cho thai. Để không bị phù nhau thai, thai phụ không hút thuốc lá, uống bia rượu và tránh mắc bệnh Rubella, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thường xuyên khám và theo dõi thai tại các cơ sở y tế.
xuancoi đã bình luận
Chao MYC! Minh mang thai tuan thu 27,di kham bsy noi minh nhieu nuoc oi.Goc do sau nhat la 84mm,tuc la 8,4cm.minh doc thong tin thay noi chi so tu 5 den 24cm la trong muc an toan,bsy dan uong nuoc ngo thay nuoc loc va uong them amoxicilin trong 1tuan,hen 2tuan sau kiem tra lai.minh thay bao da oi rat nguy hiem,mong MYC tu van gium!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nếu thai to thì cũng thường dư ối, bạn xem cân nặng của bé chưa? Nên uống theo đơn BS nhé.
Thuy Ngoc đã bình luận
Chào bác sỹ ! làm ơn cho em hỏi 1 vấn đề là : ngày 17 em có kinh,ngày 22 em gần hết thì có quan hệ và có uống thuốc tránh thai khẩn cấp postinor,sau đó hết kinh được 2 ngày thì ngày 25 lại có tiếp và kéo dài tới ngày hôm nay là ngay 1 tây,lúc đầu ra nhiều nhưng sau đó ra ít cho tới bây giờ,xin bác sỹ tư vấn giúp em ! cám ơn
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Đó là do tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp. Bạn vẫn tính ngày thấy kinh là 17/6, hiện tại đang giữa kỳ. Không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.