Tắc ruột là hiện tượng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không xử trí kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó lường như thủng ruột, ăn kém, sụt cân, viêm ruột…
Nguyên nhân
Tắc ruột là hiện tượng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ sơ sinh, do hệ thống bài tiết không thể làm việc, khuyết tật bẩm sinh (ruột xoắn, dính ruột, lồng ruột, thoát vị…). Theo các chuyên gia Nhi khoa, 40% ca tắc ruột sơ sinh thường rơi vào các trường hợp trẻ đẻ non và người mẹ bị cúm trong khi mang thai.
Với trẻ đang mọc răng hoặc thay răng, trẻ bị tắc ruột do khả năng nhai kém và chưa biết nhằn hạt, nhất là khi trẻ ăn các loại trái cây có nhiều xơ bã hay hạt nhỏ và cứng (như sơ-ri, hồng xiêm, sung, hồng ngâm, cam, ổi, ngô rang, dâu da xoan, mít, tóc, sợi len, quần áo rách…
Biểu hiện
Biểu hiện lâm sàng khi trẻ sơ sinh bị tắc ruột là: Có thể bắt đầu với đau bụng, khóc vì đau, kéo chân lên đến ngực của họ, có thể bị sốt… Không bài tiết phân su, nôn nhiều, bụng chướng, có trẻ không thấy lỗ hậu môn hoặc lỗ hậu môn bị bịt kín.
Trẻ tuổi mọc răng bị táo bón kinh niên, phân chảy nước, bụng phình to, nôn mửa, chán ăn, tăng cân chậm, và không phát triển mạnh.
Các trường hợp tắc ruột do thức ăn ở trẻ lớn hơn rất khó chẩn đoán sớm vì phương pháp siêu âm bụng và chụp X-quang bụng không chuẩn bị sẽ không cho thấy bã thức ăn.
Nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời, chứng tắc ruột có thể dẫn đến những biến chứng như kém ăn, bỏ ăn, mất nước, sụt cân, viêm ruột, thậm chí tắc ruột, thủng ruột (biểu hiện là nôn mửa nhiều, đau bụng, đôi khi đau rất dữ dội).
Bạn cần làm gì
Đối với trẻ sơ sinh, khi trẻ lọt lòng, bạn cần lưu ý, thông thường trẻ sẽ thải phân su sau 6 – 8 tiếng (thường là chất dẻo nhão đen). Nếu trong thời gian này không có hiện tượng trên xảy ra, cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi chặt chẽ sức khoẻ của trẻ.
Đối với trẻ đang mọc răng hoặc thay răng, chứng tắc ruột do bã thức ăn thường khó xác định do dễ nhầm với táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa thông thường. Nếu không xử trí kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó lường như thủng ruột, ăn kém, sụt cân, viêm ruột.
Do đó, nếu sau khi ăn, trẻ đau bụng, nôn mửa, đại tiện ra máu hoặc không thể đi tiểu, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện nhằm ngăn ngừa biến chứng kịp thời.
Đề phòng
Để phòng tắc ruột, bạn nên kiểm soát thật kỹ khi cho trẻ nhỏ ăn những loại thực phẩm nói trên.
Cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, uống đủ lượng nước mỗi ngày, để giúp giữ cho đường ruột khỏe mạnh và đi tiêu thường xuyên.
Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, nôn, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để không có biến chứng.