Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Tắc ruột ở trẻ nhỏ

Tắc ruột là hiện tượng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không xử trí kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó lường như thủng ruột, ăn kém, sụt cân, viêm ruột…


Nguyên nhân

Tắc ruột là hiện tượng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ sơ sinh, do hệ thống bài tiết không thể làm việc, khuyết tật bẩm sinh (ruột xoắn, dính ruột, lồng ruột, thoát vị…). Theo các chuyên gia Nhi khoa, 40% ca tắc ruột sơ sinh thường rơi vào các trường hợp trẻ đẻ non và người mẹ bị cúm trong khi mang thai.

Với trẻ đang mọc răng hoặc thay răng, trẻ bị tắc ruột do khả năng nhai kém và chưa biết nhằn hạt, nhất là khi trẻ ăn các loại trái cây có nhiều xơ bã hay hạt nhỏ và cứng (như sơ-ri, hồng xiêm, sung, hồng ngâm, cam, ổi, ngô rang, dâu da xoan, mít, tóc, sợi len, quần áo rách…

Biểu hiện

Biểu hiện lâm sàng khi trẻ sơ sinh bị tắc ruột là: Có thể bắt đầu với đau bụng, khóc vì đau, kéo chân lên đến ngực của họ, có thể bị sốt… Không bài tiết phân su, nôn nhiều, bụng chướng, có trẻ không thấy lỗ hậu môn hoặc lỗ hậu môn bị bịt kín.

Trẻ tuổi mọc răng bị táo bón kinh niên, phân chảy nước, bụng phình to, nôn mửa, chán ăn, tăng cân chậm, và không phát triển mạnh.

Các trường hợp tắc ruột do thức ăn ở trẻ lớn hơn rất khó chẩn đoán sớm vì phương pháp siêu âm bụng và chụp X-quang bụng không chuẩn bị sẽ không cho thấy bã thức ăn.

Nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời, chứng tắc ruột có thể dẫn đến những biến chứng như kém ăn, bỏ ăn, mất nước, sụt cân, viêm ruột, thậm chí tắc ruột, thủng ruột (biểu hiện là nôn mửa nhiều, đau bụng, đôi khi đau rất dữ dội).

Bạn cần làm gì

Đối với trẻ sơ sinh, khi trẻ lọt lòng, bạn cần lưu ý, thông thường trẻ sẽ thải phân su sau 6 – 8 tiếng (thường là chất dẻo nhão đen). Nếu trong thời gian này không có hiện tượng trên xảy ra, cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi chặt chẽ sức khoẻ của trẻ.

Đối với trẻ đang mọc răng hoặc thay răng, chứng tắc ruột do bã thức ăn thường khó xác định do dễ nhầm với táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa thông thường. Nếu không xử trí kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó lường như thủng ruột, ăn kém, sụt cân, viêm ruột.

Do đó, nếu sau khi ăn, trẻ đau bụng, nôn mửa, đại tiện ra máu hoặc không thể đi tiểu, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện nhằm ngăn ngừa biến chứng kịp thời.

Đề phòng

Để phòng tắc ruột, bạn nên kiểm soát thật kỹ khi cho trẻ nhỏ ăn những loại thực phẩm nói trên.

Cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, uống đủ lượng nước mỗi ngày, để giúp giữ cho đường ruột khỏe mạnh và đi tiêu thường xuyên.

Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, nôn, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để không có biến chứng.

Meyeucon.org - 08/07/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Chăm sóc trẻ sơ sinh , Đau bụng ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
  • Mẹo hay chữa nấc cụt cho trẻ
  • Sai lầm “chết người” khi mẹ cho bé bú không đúng cách
  • Chăm sóc bé 6-8 tháng tuổi.
  • Những cách tuyệt vời giúp trẻ sơ sinh nín khóc

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn