Trẻ bám mẹ là điều rất bình thường, nhưng không phải lúc nào bạn cũng thấy thoải mái vì điều đó. Một phần khiến cho bé trở nên nhút nhát, thiếu tự tin, một phần làm cho mẹ không thể rời ra để làm được việc gì khác. Vậy bạn hãy lưu ý một chút để xử trí nhé.
Có nhiều lý do bé bám mẹ:
– Cảm giác phụ thuộc vào mẹ: sự kết nối giữa mẹ và bé được thiết lập ngay từ khi bé mới chào đời. Chính thói quen này khiến bé muốn ở bên mẹ mọi lúc, mọi nơi. Trong suy nghĩ và tâm trí của bé, bé chỉ muốn có mẹ, không phải ai khác.
– Thiếu khái niệm vĩnh cửu: Em bé của bạn chưa có khái niệm vĩnh cửu (khi bé thấy một quả bóng lăn sau chân ghế sofa, bé có thể nghĩ rằng quả bóng đã biến mất). Bé khóc khi không nhìn thấy mẹ bởi bé nghĩ rằng: “Mẹ đi ra ngoài và sẽ không trở lại nữa”.
– Khái niệm thời gian kém: Ở bé, khái niệm thời gian chưa phát triển. Vì thế, ngay cả khi bạn nói với bé “mẹ sẽ về sớm”, bé cũng không thấy an lòng.
– Nhận thức: Bé yêu rất nhạy cảm với sự hiện diện của mẹ vì qua mẹ, bé được học hỏi nhiều hơn về thế giới xung quanh. Kết quả là bé phản ứng ngay khi mẹ biến mất khỏi tầm nhìn của bé.
Giúp bé thích ứng khi xa mẹ
Nỗi sợ xa mẹ chỉ là một giai đoạn ngắn ngủi. Ví dụ, nếu bạn để lại bé cho người trông trẻ mỗi sáng, tình trạng bám mẹ của bé rất có thể sẽ được giải quyết trong vòng 2 tuần. Mặc dù thỉnh thoảng được mẹ gửi lại, bé vẫn gào khóc và lo lắng nhưng dần dần, bé sẽ ổn hơn.
Điều mẹ nên làm
– Giữ bình tĩnh: Không có gì phải bối rối khi bạn rảo bước đi trong tiếng khóc đòi theo của con. Hãy bình tĩnh và thoải mái khi từ biệt bé.
– Trấn an bé: Khi bạn nói với bé, bạn sẽ trở lại ở thời điểm nào đó, bạn hãy cố gắng nở một nụ cười. Bé sẽ thấy tin tưởng và an tâm hơn.
– Ôm bé nhanh chóng rồi chào tạm biệt bé, cũng thật nhanh.
– Làm dịu bé: Dỗ dành bé của bạn khi bạn phải quay trở lại. Điều đó giúp trấn an bé thêm một lần nữa.
– Kiên trì: Nếu bạn trốn con vì sợ bị con bám thì bé càng hoảng sợ nhiều hơn. Bé cần được khuyến khích và điều này có được từ sự kiên trì của mẹ.
Nếu bé khóc mỗi khi bạn rời đi thì bạn đừng hoảng sợ. Nỗi lo phải xa mẹ chỉ là một giai đoạn tâm lý bình thường trong tổng thể phát triển của bé.
Bé bám mẹ không có nghĩa là bé khó khăn về tình cảm sau này. Một nghiên cứu thậm chí còn nhận thấy những bé bám mẹ tuy mất nhiều thời gian để làm quen với người trông bé nhưng thường tò mò và quyết đoán hơn những bé cùng tuổi khác.
Lan Anh đã bình luận
Mình cảm ơn bác sĩ. Mình đi siêu âm ở tuần 30, đường kính lưỡng đỉnh là 73mm, chu vi đầu là 254mm, kích thước não bên là 5mm, kích thước tiểu não là 29mm, kích thước hố sau là 5mm, kích thước hai nhãn cầu là 30mm, xương sống mũi là 10mm, chiều dài xương cánh tay là 49mm, đường kính ngang bụng là 75mm, chu vi bụng là 264mm, chiều dài xương đùi là 58mm, chiều dài bàn chân là 52mm, trọng lượng thai là 1484 gam, nhịp tim thai là 134 lần/phút. Các chỉ số như vậy có bình ko bác sĩ? Bụng của mình cũng hơi nhỏ
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Cân nặng và các chỉ số phát triển của thai phù hợp tuổi thai. Bạn nên XN máu định lượng Hemoglobin xem có thiếu sắt thì phải tăng liều. Từ 28 tuần trở đi thai phát triển nhanh và đòi hỏi dinh dưỡng cao mới đáp ứng được.
Lan Anh đã bình luận
Em bé của mình được 32 tuần nhưng đạp ít và yếu. Mình rất lo, ko biết bé có phát triển bình thường ko. Nhiều người nói ở tuần tuổi này bé phải đạp lồi cả bụng mẹ lên mới đúng. Mình ko biết thế nào. MYC giúp mình nhé. Mình cảm ơn rất nhiều.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Có ai giống ai trên đời này đâu bạn, kể cả là sinh đôi cùng nằm trong bụng mẹ mà mỗi đứa đạp khác nhau. Không nên nghe kinh nghiệm của người khác về vận vào mình, rồi cứ băn khoăn lo lắng mất ăn mất ngủ khổ sở. Tâm trạng mẹ bất an sẽ ảnh hưởng tới bé.