Hãy cùng nghe câu chuyện về sai lầm của một đứa trẻ và từ đó giúp bạn có cách xử lý tình huống khi con mình “lạc đường” nhé.
Tôi không bao giờ quên buổi sáng thứ 5, trước khi kì nghỉ hè của con trai kết thúc một tuần, một chiếc xe cảnh sát đỗ bên ngoài nhà hàng xóm, đài phát thanh phát những bài nhạc đã quá quen thuộc với khu phố yên tĩnh, mọi người vẫn còn quanh quẩn bên cổng người nhà hàng xóm sau khi nghe thấy tiếng nổ từ hộp thư trên tường cổng.
Một sự trùng hợp, tôi đã nhìn thấy con trai mình có một túi thuốc pháo từ đêm hôm trước. Tôi vội bước nhanh vào nhà và gặp cậu con trai đang ngồi bên bàn ăn sáng. người “Hộp thư của hàng xóm đã bị nát bươm bởi thuốc pháo”. Con trai tôi mắt mở to và buột miệng: “Không phải con!”. “Theo như mẹ biết thì do con làm”. Con trai tôi nhìn xuống sàn nhà và nói: “Mẹ, con xin lỗi”.
“Xin lỗi không đủ, vì phá hộp thư của người khác là một hành vi tội lỗi, có một cảnh sát bên ngoài muốn nói chuyện với con”. Tôi đi ra ngoài và nói chuyện với người hàng xóm: “Xin lỗi ông, chính con trai tôi đã nghịch dại và gia đình tôi sẽ trả mọi chi phí để ông làm một chiếc hộp thư mới”.
Con trai tôi đã phải tự làm việc và từ bỏ ước mơ mua chiếc xe đạp thể thao để kiếm được đủ khoản tiền mà tôi tạm ứng cho con vay, bồi thường cho ông hàng xóm.
Đây là một bước ngoặt rất lớn trên quãng đời của con trai tôi. Sau vụ việc này, dường như cậu bé trưởng thành hơn.
Bạn có thể nghĩ rằng, tôi đã mang cho con mình cảm giác tội lỗi. Cảm giác ấy là cần thiết để mỗi đứa trẻ trong độ tuổi này biết làm những việc hợp lí, biết đứng lên sau thất bại, biết đâu là lẽ phải, đâu là điều xấu. Và nếu tôi không làm như thế, con trai tôi sẽ trượt dốc mãi mà thôi.
Cái chính là bạn nắm được thời điểm, con từ một đứa trẻ ngoan trở nên “lạc đường” để giúp các con nhận thức được “những hành động tội lỗi của mình”.
Cha mẹ cần làm gì trước hành vi “lạc đường” của con?
Sự bảo vệ của cha mẹ
Ngày càng nhiều các bậc cha mẹ không thể chấp nhận được con cái của họ thỉnh thoảng mắc sai lầm. Có quá nhiều cha mẹ tìm kiếm lòng tự trọng của chính mình thông qua con cái. Nếu con cái ngoan ngoãn, học giỏi, thành đạt, cha mẹ cảm thấy bản thân mình rất tốt, rất đáng tự hào, có thể ngẩng cao đầu trước thiên hạ, nhưng nếu con của họ không tốt, là những học sinh xấu thì họ cảm thấy bị tổn thương, phản ứng tiêu cực với các con có thể chỉ vì điều tiếng của chính bản thân mình.
Họ nên thay đổi cách nhìn của mình:
– Ngay cả một đứa trẻ có thể coi là hoàn hảo, chúng vẫn có thể gây ra một vài điều sai trái.
– Khi một đứa trẻ hư, nghĩa vụ của cha mẹ là đảm bảo đứa trẻ đó chịu trách nhiệm trước hành vi của chính bản thân trẻ.
– Khi một đứa trẻ nhận thức được trách nhiệm của mình, được cha mẹ quan tâm đúng cách thì ít có khả năng mắc lỗi.
Xây dựng lòng tự trọng cho con
Đó chính là lương tâm. Lương tâm giúp trẻ làm nhiều việc tốt mặc dù thỉnh thoảng chúng có tranh cãi với bạn bè, làm gẫy hoa trong vườn, làm cho chú mèo bị sặc nước… Cha mẹ tha thứ cho con nhưng không phủ nhận trách nhiệm của con. Trẻ tự kiểm soát bản thân sẽ cảm thấy tốt về bản thân mình.