Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Giúp trẻ giảm nói lắp thông qua giao tiếp

Nói lắp là một tật khá phổ biến và cần rèn luyện ngay từ nhỏ để tránh thành tật lâu dài. Người mắc tật này mặc dù biết rõ mình muốn nói câu gì nhưng khi phát âm thường phải lặp lại các âm nhiều lần hay kéo dài một âm lâu trước khi phát ra tiếng kế tiếp. Tuy không phải là bệnh, nhưng nói lắp thường đưa lại nhiều phiền phức và đau khổ cho người mắc.

Giao tiếp giúp trẻ giảm nói lắp

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nói lắp thường do: Chấn thương khi còn sơ sinh (sinh khó, ngã…). Người mẹ khi mang thai mắc bệnh hoặc trẻ bị bệnh ở não sau khi điều trị khỏi đã để lại tỳ vết nào đó ở trung tâm ngôn ngữ.

Tật nói lắp cũng có tính di truyền, trong gia đình có nhiều người nói lắp thì khả năng nói lắp của con cháu họ rất cao. Bắt chước người khác nói lắp, hoặc thường tiếp xúc với những người nói lắp nên tiếp thu phải những ám thị không tốt, kết quả tự mình dần dần cũng biến thành nói lắp…

Muốn bỏ được nói lắp, trước hết phải xóa bỏ trở ngại về tâm lý. Không nên vì nói năng khó khăn mà biến mình thành cô độc, co mình lại, xấu hổ và mặc cảm, với trẻ nhỏ cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới vấn đề này.

Phương pháp hữu hiệu để chữa bệnh nói lắp là tốc độ nói phải chậm, khi nói phải mạnh dạn, phải bình tâm, tự nhiên, cố gắng phát âm chậm và dịu dàng. Ngoài ra, khi nói cố giữ tiết tấu, có thể chia lời nói thành các ý đơn giản, mỗi ý nói một lần. Câu nói phải nối với nhau.

Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên dạy cho trẻ biết cách kiểm soát những căng thẳng; hãy bảo đảm cho trẻ có đầy đủ thời gian để trò chuyện; khi nói chuyện với trẻ, nên nói chậm và thư thái để khuyến khích những câu trả lời chậm, thư thái giống như vậy từ trẻ. Cha mẹ cần cố gắng động viên trẻ khi trẻ nản chí.

Nên để trẻ tập đọc to mỗi ngày một lần, cha mẹ là người lắng nghe trẻ đọc và hướng dẫn trẻ, sau đó dần dần mở rộng phạm vi, có thể đọc trước toàn gia đình, bạn bè, người quen. Điều này vừa có thể khắc phục trở ngại về ngôn ngữ, vừa khắc phục được trở ngại về tâm lý. Mỗi ngày dành từ 50 đến 60 phút để trẻ tập đọc và tập nói.

Cần lưu ý là phải luyện tập đều đặn, kiên trì hằng ngày. Ngoài ra cũng cần kết hợp thêm với việc luyện tập thể dục thể thao và tập thở.

Meyeucon.org - 20/07/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Giáo dục trẻ em

Bài viết liên quan

  • Bố mẹ đã làm tổn thương con trẻ khi nói những điều này (P2)
  • Những cách hay giúp trẻ thích học toán
  • Con trẻ đang hư nhanh hơn vì điều này
  • Nghệ thuật từ chối trẻ
  • 6 cách hay của bố mẹ giúp con nói tiếng Anh ‘như gió’

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn