Khi mang thai cũng là lúc bạn đối mặt với những cơn đau ngực khó chịu, đây là một triệu chứng thường xảy ra và là những tín hiệu tốt trong thai kỳ, tuy nhiên chúng cũng mang lại không ít khó chịu và mệt mỏi cho phụ nữ. Nguyên nhân bởi vì khi mang thai hooc-môn, các mô và việc lưu thông máu ở ngực của người phụ nữ thay đổi vì vậy họ sẽ có cảm giác đau cứng, nhạy cảm và khó chịu. Để giảm triệu chứng đau ngực cho phụ nữ mang thai, hãy cùng thực hiện các bước sau nhé.
Bước thứ nhất
Cách tốt nhất để hạn chế đau ngực khi mang thai là nên tìm cho mình một chiếc áo nịt ngực thông thoáng và hỗ trợ tốt.
Bạn nên tìm chọn loại áo có chất liệu mềm không gọng và đường nối phần núm vú. Chất liệu cotton sẽ khiến bà bầu thấy thoải mái và dễ thở hơn các chất liệu tổng hợp khác. Khi ngủ, bạn nên tháo áo nịt ngực ra cho thông thoáng hơn, ngực sẽ không bị gò ép và giấc ngủ sẽ trọn vẹn hơn.
Bạn nên thay áo lót thường xuyên khi cơ thể có những biễn đổi về kích cỡ để ngực không bị bó buộc với 1 chiếc áo chật cứng duy nhất. Bên cạnh đó, việc thay áo còn có lợi cho sức khỏe vì trong thời kỳ này ngực bà bầu sẽ tiết ra sữa non, sữa non thấm qua áo gây mất vệ sinh.
Bước thứ 2
Thư giãn và nghỉ ngơi cùng với chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Bà bầu cần luôn chủ động trong các kế hoạch nói trên để tạo được sự thoải mái khỏe khoắn cao nhất.
Bước thứ 3
Bạn nên matxa ngực mỗi ngày khoảng 10 phút để làm giảm đau ngực. Một trong số cách matxa đơn giản và dễ chịu nhất là khi tắm bạn có thể dùng vòi hoa sen phun nước vào ngực, dùng tay mát xa cho ngực giúp máu tuần hoàn đều khiến ngực thêm khỏe mạnh và giảm bớt cơn đau cùng những khó chịu của chứng đau ngực. Bạn có thể dùng tinh dầu có mùi hương thơm mát dễ chịu để mát xa thư giãn phần ngực.
Bước thứ 4
Động tác thể dục giúp giảm chứng đau ngực: Tay nọ đặt lên tay kia, khuỷu tay để cao ngang tầm vai, kéo hai bàn tay sát ngực, giữ trong 3 giây, hít vào rồi thả tay, thở ra. Thực hiện động tác này 20 lần.
Bước thứ 5
Chú ý là không được dùng thuốc giảm đau hoặc bất kỳ loại thuốc nào để trị chứng đau ngực khi không có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu bạn bị đau quá mức nên đi khám để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Lưu ý: Khi gần đến tháng sinh, việc chăm sóc ngực như trên phải hết sức nhẹ nhàng. Nếu xoa nắn (nhất là ở núm vú) thấy cảm giác căng tức ở bụng dưới từng cơn (do tử cung co bóp) thì cần ngừng ngay để tránh bị chuyển dạ đẻ non.
thanhchuyen1111 đã bình luận
co nen dung thuoc BESINS HEALTHCARE Utrogestan trong 3 thang đầu mang thai