Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Hậu quả của việc tập cho bé ngồi, đứng qua sớm

Nhiều ông bố bà mẹ đã bắt đầu cho bé học ngồi ngay từ khi trẻ được 3 – 4 tháng, thậm chí là đứng tại chỗ mà không biết rằng, điều đó là không tốt và rất có hại cho sự phát triển ở trẻ nhỏ.

Khi còn ở trong bụng mẹ, không gian dành cho bé rất hạn chế, để có lợi cho quá trình sinh nở nên xương của trẻ lúc này còn rất mềm. Sau khi ra đời, xương của trẻ mới dần phát triển, trở nên dài ra và cứng cáp hơn. Quá trình này sẽ phát triển và hoàn thành khi chúng ta đến 22 hoặc 25 tuổi.

Như vậy, độ cứng và độ đàn hồi của xương ở trẻ sơ sinh rất yếu, dễ dàng bị biến dạng trong khi cơ bắp của trẻ còn chưa phát triển, không thể chịu đựng được sự di chuyển quá sớm và quá nhiều.

Không nên tập cho trẻ ngồi, đứng quá sớm

Việc cho trẻ học ngồi quá sớm có thể ảnh hưởng tới sự phát triển xương cột sống gây biến dạng cột sống. Khi trẻ tới tuổi tập đi, bé có thể bị biến dạng bàn chân, bàn tay.

Nhiều ông bố bà mẹ khi thấy con mình có triệu chứng bị còi xương thì liền cho trẻ tập ngồi sớm để tắm nắng và tập đi bộ. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng, nếu trẻ bị còi xương thì nên bổ sung vitamin D cho trẻ trong thực đơn ăn uống hoặc cho trẻ ngồi trong xe đẩy đi dạo vào lúc sáng sớm. Nếu tình hình không được cải thiện, bạn có thể cho trẻ ăn thêm dầu gan cá tuyết và canxi. Với trẻ bị còi xương, các chuyên gia khuyên là không nên ngồi hay đứng nhiều.

Sự phát triển ở trẻ đều là có quy luật, sau khi sinh được 3 tháng, trẻ có thể dùng hai tay để chống đẩy cơ thể lên, từ 4 – 6 tháng thì tập lẫy, 7 – 8 tháng thì tập bò. Bắt đầu từ 1 tuổi, trẻ mới tập ngồi và tập đi. Khi giúp trẻ tập luyện, người lớn cần nắm vững thời gian phát triển trên để tránh khiến trẻ bị tổn thương xương.

Ở trẻ em, mặc dù ở độ tuổi bằng nhau nhưng do tác động của môi trường, hoàn cảnh sống và cấu tạo gen khác nhau nên sự phát triển của trẻ không giống nhau, có thể nhanh hoặc chậm hơn so với bạn bè cùng lứa. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con mình phát triển không giống bạn bè. Chỉ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng ổn định cho trẻ và nắm vững quá trình phát triển để hỗ trợ bé tập luyện. Như vậy, trẻ sẽ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Các bệnh thường gặp ở trẻ em , Chăm sóc trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Xử lí thế nào khi bé bị nhiễm trùng tai?
  • Trẻ bị ghẻ
  • Những bệnh gây hậu quả xấu cho trí thông minh của trẻ
  • Trẻ bị sốt cao thường do nguyên nhân nào?
  • Cách trị tật đái dầm ở trẻ

Bình luận

  1. tran thi thuy duong đã bình luận

    11/11/2013 at 10:30 chiều

    chào bác sĩ
    Con tôi được 3 tháng tuổi và bé cứ đòi ngồi, khi để bé nằm bé lại rướn người lên, đôi khi còn để 2 chân xuống đứng thẳng người, như vậy có ảnh hưởng không? vì không cho bé ngồi là bé khóc

    Trả lời
  2. Thi Binh đã bình luận

    26/07/2012 at 9:08 chiều

    Chao BS!
    Con toi khi dc 5,5 thang be da tu ngoi .Be ko bo ,den khi duoc 6 thang thi tu vin de dung len.De be xuong la tu kiem bat cu vat gi co the vin duoc de dung len neu khong thi ngoi day.De be nam xuong thi cung ngoi day.Vay be ngoi va dung som vay co anh huong gi khong?Thua BS!

    Trả lời
  3. Chi Uyên đã bình luận

    04/08/2011 at 4:53 chiều

    Chào BS!
    Con tôi mới hơn 1 tháng đã đòi chòi lên đòi đứng dậy, khi được đứng lên bé rất thích, như vậy ko tốt cho xương bé sao BS?

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      06/08/2011 at 7:41 sáng

      Đúng vậy. Bạn chỉ có thể bế vác bé ấp ngực bụng vào bạn và phải đỡ lưng gáy thật vững cho bé.

      Trả lời
  4. Vu Lan Huong đã bình luận

    01/08/2011 at 10:30 sáng

    Toi doc thong tin trong cac sach day cham soc tre so sinh, thay rang sau khi an nen de tre ngoi tren dui hoac be vac be va vo lung cho be o hoi. Nhu vay theo nhu bai viet nay thi viec do co anh huong den cot song lung cua be hay khong, thua BS?

    Trả lời
    • Meyeucon.org đã bình luận

      01/08/2011 at 6:56 chiều

      Không hề có ảnh hưởng bởi bạn bế và đỡ phần lớn sức nặng của bé rồi.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn