Trẻ sơ sinh nên được bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, và sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, trong 7 trường hợp sau thì sữa mẹ lại có thể gây nguy hiểm và tuyệt đối không được cho trẻ bú sữa mẹ.
1. Mẹ mắc phải các bệnh truyền nhiễm
Khi mẹ bị mắc phải các bệnh truyền nhiễm, ví dụ như viêm gan, viêm phổi, lao… thì tuyệt đối không được cho con bú sữa mẹ để tránh nguy cơ bệnh lây lan sang con.
2. Mẹ đang uống thuốc
Khi mẹ có triệu chứng như sốt, cảm lạnh và cần phải điều trị bằng thuốc thì không nên cho con bú vào thời điểm đó. Khi cho bé dùng sữa ngoài, nên chú ý đảm bảo đúng giờ để bé không bị đói.
3. Mẹ bị bệnh tim, tiểu đường…
Khi mẹ bị mắc bệnh tim, thận, tiểu đường, cần tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và xin lời khuyên của bác sĩ là có nên cho con bú hay không. Thông thường thì mẹ bị mắc các bệnh trên vẫn có thể cho con bú, tuy nhiên phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi thích hợp. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên rằng, khi bị mắc các bệnh trên thì tốt nhất là người mẹ nên rút ngắn thời gian cho con bú mà nên cai sữa sớm cho bé hoặc chuyển sang dùng sữa ngoài.
4. Mẹ bị viêm núm vú
Những người mẹ có dấu hiệu bị viêm núm vú, đầu vú có dấu hiệu bị loét… thì nên dừng cho con bú.
5. Điều trị i-ốt phóng xạ
Khi mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ, rất có thể i-ốt sẽ nhiễm vào sữa gây tổn hại tới chức năng tuyến giáp của bé. Bởi vậy, sau khi đã điều trị xong, người mẹ nên đi kiểm tra mức độ chất phóng xạ có trong sữa mẹ, nếu mức độ đó không gây ảnh hưởng thì mới tiếp tục cho con bú.
6. Tiếp xúc với các chất hóa học hoặc thuốc trừ sâu
Bé có thể bị ngộ độc khi bú phải sữa mẹ có nhiễm những chất trên. Vì vậy, khi cho con bú thì tốt nhất người mẹ không nên tiếp xúc với những hoạt chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… và tránh xa môi trường độc hại.
7. Sau khi vận động
Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic, sữa có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn. Theo các xét nghiệm thì nhìn chung, ở chế độ luyện tập vừa phải, cơ thể vẫn sản sinh ra loại axit này. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh, và nghỉ ngơi sau khi tập thể dục rồi mới cho con ăn.
Nguyen thi thuy trang đã bình luận
Chào bác sĩ, con trai tôi hiện nay là gần 7 tháng rưỡi, lúc sinh cháu nặng 2,9 kg. Bây giờ Cháu nặng 8kg. Cân nặng của cháu như vậy có bị nhẹ cân không ạ? Được 5 tháng là tôi cho bé ăn dặm và ăn thêm sữa ngoài. Hiên tại tôi đang cho cháu vừa ăn cháo xay 1 ngày 3 bữa, mỗi bữa gần 1 chén, bú sữa mẹ buổi trưa và từ 7h tối cho đến sáng và uống sữa ngoài là sữa similiac, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 90ml nhưng không phải lúc nào cũng hết, vì cháu rất lười uống sữa ngoài.mỗi lần cho bé ăn sữa ngoài là tôi phải đánh vật gần 1 h vẫn không xong. Cháu trông bé hơn các bạn cùng tuổi và đến giờ mới chỉ biết lật. Ban ngày mỗi lần cháu chỉ ngủ 30 phút là dậy, kể cả ngủ trưa. Ban đêm thi cháu ngủ từ 7h đến sáng.nhưng ọ ẹ suốt.lúc bé ngủ là mẹ cũng phải nằm cạnh. Nuôi cháu tôi thật sự rất mệt mỏi với viêc ăn sữa ngoài và ngủ của cháu.tôi đang định sẽ đổi sang sữa friso cho cháu, vì nghe nói sữa đó dễ uống. Xin bác sĩ tư vấn giúp cho tôi cách khắc phục như thế nào để bé hưng thú hơn vơi sữa ngoài, ngủ sâu giấc và phát triển tốt hơn. Và hiện nay có thể cho cháu ăn thêm sữa chua và váng sữa như thế nào ạ?tôi xin cảm ơn bác sĩ.