Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thói quen đẩy lưỡi và những hậu quả của nó

Thói quen đẩy lưỡi hay còn gọi là đẩy lưỡi bẩm sinh, đây không phải là một thói quen xấu thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về răng, khớp cắn, cũng như phát âm.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và loại bỏ các thói quen xấu này kịp thời thì có thể tránh được các hậu quả lệch lạc răng – hàm không mong muốn.

Khí cụ cố định có viên bi được dùng để tái chức năng của lưỡi.


Nguyên nhân của tật đẩy lưỡi?

Nhìn chung, chúng ta có thể phân biệt thành hai nhóm nguyên nhân: đẩy lưỡi tiên phát và đẩy lưỡi thứ phát.

– Đẩy lưỡi tiên phát có nguyên nhân do rối loạn thần kinh cơ: Trẻ không thay đổi thói quen nuốt lúc sơ sinh. Khi bảo bệnh nhân đưa đầu lưỡi chạm lên vòm miệng thì bệnh nhân không thể hoặc rất khó có thể thực hiện được.

– Nguyên nhân thứ hai là đẩy lưỡi thứ phát có liên quan đến các lệch lạc răng hàm và bệnh lý vùng miệng, tai mũi họng như: hậu quả của mút ngón tay, mút núm vú giả, bú bình; dị ứng, viêm nhiễm làm tắc nghẽn đường mũi, gây ra thở miệng do đó lưỡi bị đặt ở tư thế thấp trong miệng; viêm VA, amidan sưng to, viêm họng gây nuốt khó; lưỡi to bất thường; yếu tố di truyền, ví dụ hàm dưới quá dốc; phanh lưỡi ngắn (lưỡi dính). Trên thực tế lâm sàng, nhiều trường hợp rất khó có thể phân biệt đẩy lưỡi tiên phát và thứ phát.

Đẩy lưỡi gây ra những hậu quả gì?

Đẩy lưỡi thường gây ra tình trạng khớp cắn hở, vẩu cả hai hàm nếu đẩy lưỡi phía trước ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng của bộ răng. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thời gian và tần suất đẩy lưỡi.

Có rất nhiều hình thái đẩy lưỡi khác nhau gây ra những lệch lạc răng-hàm cần phải điều trị nắn chỉnh răng hàm như:

– Cắn hở phía trước: Hay gặp nhất và là kiểu điển hình. Ở tư thế nghỉ (xem tivi, đọc sách…) môi không khép chặt, miệng mở, lưỡi đẩy ra phía trước. Cắn hở (do lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và dưới, cản trở sự mọc lên bình thường của các răng này). Thường gặp khó khăn khi phát âm các âm /s/ và /z/. Có thể thấy thở miệng, mút ngón tay kết hợp. Kiểu đẩy lưỡi này hay gặp ở những trẻ có lưỡi to bất thường.

– Đẩy lưỡi phía trước: Răng cửa trên nhô ra trước cực độ, răng cửa dưới ngả trong (do cường cơ cằm).

– Đẩy lưỡi một bên: Khớp cắn hở một bên.

– Đẩy lưỡi hai bên: Khớp cắn phía trước đóng trong khi các răng phía sau từ răng tiền hàm thứ nhất đến răng hàm cuối cùng cắn hở cả hai bên. Đây là kiểu đẩy lưỡi khó khắc phục và những hậu quả của chúng là khó điều trị nhất.

– Đẩy lưỡi cắn khít: Các răng phía trước trên và dưới nghiêng ra phía trước và thưa nhau.

Chẩn đoán trẻ có thói quen đẩy lưỡi dựa vào các triệu chứng trên bởi các nha sĩ cơ sở, bác sĩ chỉnh nha, bác sĩ răng trẻ em, bác sĩ nha chu và các bác sĩ trị liệu phát âm. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc chẩn đoán cũng dễ dàng. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng này chỉ được phát hiện ra cho tới khi trẻ đến khám bác sĩ chỉnh nha hoặc khám răng trẻ em.

2 cách loại bỏ thói quen đẩy lưỡi

Có 2 cách để loại bỏ thói quen đẩy lưỡi:

– Sử dụng các khí cụ trong miệng: Đây là một điều trị chuyên khoa do các nha sĩ chỉ định.

– Luyện tập các thói quen răng miệng đúng: Là một bài tập rèn luyện lại các cơ kết hợp với phản xạ nuốt bằng cách thay đổi kiểu nuốt. Được tiến hành nhờ các bác sĩ trị liệu. Đây là phương pháp mang lại tỷ lệ thành công cao nhất. Tuy nhiên để luyện tập có hiệu quả cao cần có các khí cụ hỗ trợ mang trong miệng để trẻ tập luyện. Do đó trong điều trị thường phối hợp cả hai phương pháp trên.

Trong các trường hợp đẩy lưỡi đã gây ra các lệch lạc răng – hàm, tùy mức độ lệch lạc răng hàm và nguyên nhân đẩy lưỡi mà có thể sử dụng các khí cụ chỉnh hình răng kèm theo. Nếu không phát hiện ra thói quen đẩy lưỡi và có kế hoạch tập luyện mà chỉ nắn chỉnh răng hàm, khi tháo bỏ khí cụ nắn chỉnh rất dễ bị tái phát trở lại.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Chăm sóc trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ
  • 7 việc làm giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa hè
  • Phải làm sao khi trẻ nhiễm giun Kim
  • Đau đầu vì “bệnh định kỳ” của con
  • Xử lí thế nào khi bé bị nhiễm trùng tai?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn