Hành vi cư xử, thái độ “ông chủ” nếu không được uốn nắn thì sẽ để lại di chứng ở tuổi trưởng thành, khi đó sẽ khó khăn trong việc hòa nhập xã hội. Cha mẹ cần phải hiểu lý do tại sao hành vi không tốt này có thể xảy ra ở trẻ để kịp thời điều chỉnh, càng sớm càng tốt.
Có một số lý do tại sao trẻ mẫu giáo (dưới 5 tuổi) có thái độ “ông chủ”, hống hách. Ít nhiều hay ra lệnh, đòi hỏi thái quá, đặc biệt là nếu người nuôi dạy trẻ thường xuyên đáp ứng nhu cầu của bé.
1. Cho mình là trung tâm
Trẻ mẫu giáo vẫn còn nhìn thế giới qua đôi mắt của riêng mình. Vì vậy, bé hy vọng người khác luôn hành động như bé mong muốn. Điều này thường có xu hướng là trẻ thường đùa cợt với những lời ra lệnh và được đáp ứng, lâu dần thành quen.
2. Gây sự chú ý
Đối với một số trẻ, được thể hiện thái độ trịch thượng, hống hách là một cách để thu hút sự chú ý. Có lẽ lâu nay bố mẹ đứa trẻ không được rủ tham gia hay chơi cùng bố mẹ hoặc tham gia các hoạt động vui vẻ chung của gia đình.
3. Bắt chước
Yếu tố môi trường đóng vai trò mạnh mẽ trong việc hình thành các hành vi “kẻ cả” của trẻ mầm non. Có khả năng là trẻ chưa bao giờ thấy cha mẹ rủ cùng làm những việc trong gia đình mà chỉ ra lệnh.
Trẻ có thể là những nhân vật bắt chước rất khéo léo, đặc biệt nếu hình mẫu cho trẻ bắt chước là cô giáo, cha mẹ.
4. Trẻ luôn được phục vụ
Thường thì cha mẹ không nhận ra rằng họ đã quá phụng sự con trẻ do tình yêu thương vô bờ bến của người cha người mẹ với trẻ. Và như thế, họ không biết dạy cho con bản tính độc lập, trong đó có việc phục vụ lại chính người thường xuyên chăm sóc trẻ.
Tình trạng này cuối cùng trở thành thói quen và trẻ thích sử dụng hành vi mệnh lệnh đối với người trong gia đình. Trẻ sẽ cho rằng tất cả mọi người trong gia đình sẽ luôn luôn phải phục vụ mình.