Viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh mãn tính đường tiêu hóa, thường gặp ở nam giới trung niên nhiều hơn phái nữ. Đây là cơ quan tiêu hóa nên thuốc để điều trị là cần thiết nhưng những loại thực phẩm được đưa vào hệ tiêu hóa cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là những món ăn thích hợp với người bệnh.
Khoai tây nấu bạch cập
Thành phần: Nước khoai tây 100 ml, vị thuốc bạch cập 100g, một ít mật ong.
Cách chế biến: Bạch cập tán bột; nước khoai tây và bột bạch trộn đều với mật ong, dùng dần.
Canh bao tử heo nấu tiêu
Thành phần: 1 bao tử heo, một ít tiêu, 60g đậu phộng, gia vị.
Cách làm: Bao tử heo làm sạch, rồi cho tiêu và đậu phộng vào bao tử heo, thêm nước, hầm với lửa lớn cho đến khi bao tử chín thì nêm nếm gia vị.
Cách dùng: Chia vài lần dùng, có tác dụng dưỡng vị (bồi bổ cho dạ dày), bổ khí.
Canh bao tử heo nấu quýt
Thành phần: Quýt tiều 5 múi, bột trần bì (bột vỏ quýt) 10g, bao tử heo 250g, gia vị, tiêu.
Cách làm: Bao tử heo sau khi rửa sạch, cắt lát dài. Cho bột trần bì, bao tử heo, quýt vào nồi cùng nước nấu với lửa nhỏ cho đến khi canh chín và đặc, nêm nếm gia vị.
Cách dùng: Dùng canh bất cứ lúc nào, có tác dụng thuận khí khai vị, điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng.
Trứng gà tam thất
Thành phần: Củ sen tươi 100g, bột tam thất lượng vừa, trứng gà 1 quả, gia vị.
Cách làm: Củ sen rửa sạch, cho vào máy xay lấy nước, bỏ bã, nước cốt trộn với bột tam thất và trứng gà, dùng lửa nhỏ để nấu, nêm gia vị cho vừa ăn.
Cách dùng: Mỗi ngày 1 mẻ chia 2 lần dùng, có tác dụng kiện tỳ, dưỡng vị.
Cháo hạt sen
Thành phần: Hạt sen 20g, khiếm thực 30g, gạo 30g, một ít đường trắng.
Cách làm: Hạt sen bỏ tim ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, rồi cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi cùng nước nấu thành cháo, khuấy đều, thêm đường trắng. Cháo này có tác dụng bổ ích tỳ vị.
Cháo nếp nấu táo đỏ
Thành phần: Táo đỏ 7 quả, nếp lượng vừa, một ít đường trắng.
Cách làm: Táo đỏ cho vào nước sôi nấu trong 10 phút, sau đó cho nếp vào nấu cháo, sau cùng cho thêm ít đường. Cháo này có tác dụng kiện tỳ.
Gà nấu tử lương khương
Thành phần: Một con gà trống, vị thuốc tử lương khương 6g, trần bì (vỏ quýt) 3g, tiêu 3g, gia vị.
Cách làm: Gà trống sau khi làm sạch, bỏ nội tạng, bỏ đầu, bỏ móng, đem hầm lửa nhỏ với các nguyên liệu trên cho đến khi thịt gà mềm, nước sệt lại, nêm nếm gia vị.
Cách dùng: Dùng canh gà này như món ăn, có tác dụng ích khí, dưỡng vị.
Nhâm Kim CHi đã bình luận
Con trai toi duoc gan tron 1 thang tuoi,chau rat hay giat minh va hay gong nguoi len.Moi lan nhu vay nguoi chau do tia tai va ngu khong duoc ngon giac.Xin bac si cho biet,nhung hien tuong nhu vay co binh thuong khong a?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Hiện tượng gồng người lên theo kinh nghiệm dân gian gọi là "dướn" và cho rằng như vậy bé chóng lớn, cứng cáp. Bé hay giật mình do cảm giác chống chếnh không được ôm bó như trong bụng mẹ, trong tháng đầu nên quấn tã chèn chăn vừa đủ chặt cho bé thì mới đỡ giật mình, bé nào cũng thế. Hàng ngày khi bé thức nên nắn bóp chân tay và xoa lưng cho bé, bạn sẽ thấy bé dướn cứng người lên tỏ ý thích như thế nào