Việc thức dậy và cho bé bú đêm có thể làm mẹ mệt mỏi vì mất ngủ nhưng đây là việc mà không người mẹ nào tránh được. Vài gợi ý dưới đây giúp bạn giảm bớt những mệt mỏi này khi cho bé bú đêm:
Những thứ cần chuẩn bị
Tùy thuộc vào lứa tuổi của bé, bạn có thể phải tỉnh giấc ít nhất 1 lần mỗi đêm. Có khi một cữ bú của con mất khoảng 30 phút, khiến bạn lỡ giấc ngủ. Tuy nhiên, mất ngủ một lúc trong đêm không phải vấn đề lớn nhất. “Kiệt sức do xáo trộn thói quen ngủ của bạn mới đáng lo” – Sam Saunders (bác sĩ ở bệnh viện Watford) chia sẻ.
Những vật dụng giúp bạn thuận lợi khi cho bé bú đêm gồm: khăn lau; một gối hỗ trợ khi bé bú; quần áo sạch cho mẹ và bé (nếu phải thay); miếng lót (tránh sữa làm bẩn giường); tã; ly nước và chút đồ ăn cho mẹ (nếu đói).
Nếu bạn cho bé ti mẹ, hãy mặc quần áo ngủ mà bạn có thể dễ dàng cho bé bú đêm. Ngoài ra, đừng quên sử dụng đèn ngủ vì điều này giúp tránh bạn hay bé tỉnh giấc hoàn toàn.
Cho bé bú mẹ ban đêm bao giờ cũng dễ dàng nhất. Tuy nhiên, nếu phải cho bé bú bình thì bạn nên tiệt trùng bình sữa trước giờ đi ngủ. Đồng thời, chuẩn bị hộp sữa, cũng như nước pha sữa để sẵn sàng khi bé khóc vì đói ban đêm.
Cho bé ti ngay lập tức
Nếu bé khóc hoặc cựa quậy vì đói, hãy cho bé ti ngay lập tức. Nếu bé khóc quá lâu rồi mới dược mẹ cho ăn, bé có thể bị đầy hơi và như thế, việc cho bú sẽ khó khăn hơn.
Chia sẻ việc cho con bú đêm với chồng bạn
Nếu bé bú bình, bạn có thể chia trách nhiệm cho chồng mình. “Vợ và chồng có thể luân phiên cho con bú hoặc đêm nay vợ thức thì đến ngày mai, tới lượt chồng” – chuyên gia Sam cố vấn. Cũng có thể, chồng bạn sẽ cho bé bú bình cữ cuối trước giờ ngủ, trong khi bạn đi ngủ trước và dậy vào ban đêm để cho bé bú.
Ngủ khi có thể
Hãy để cho mình có thói quen ngủ thiếp đi khi bé đã được bú no. Bạn đừng lo lắng không kịp cho bé bú đêm bởi tiếng khóc và cựa quậy ở bé sẽ báo cho mẹ. Chìa khóa cho bạn là hãy lên giường với tâm trạng thoải mái, uống nước ấm hoặc nhờ chồng bạn massage cho bạn để có giấc ngủ ngon, cho dù bạn phải tỉnh giấc giữa đêm vì bé.
Tu Anh đã bình luận
Bac si cho em hoi em sinh chau da duoc 16 ngay.chau bu me hoan toan nhung moi lan Cho con bu em rat dau o num vu. Nen em chuyen sang cach hut sua bang may. Vay lieu em Co bi mat sua khong. Em rat lo neu nhu bi mat sua va con em khong nhan du dinh duong tu viec an sua ngoai. Nhung neu cho Be bu truc tiep thi em lai khong the vi qua dau.Cam on me yeu con va mong nhan duoc su hoi am som. Chan thang cam on.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn chưa cho bé ngậm đúng cách, cần ngậm sâu vào quầng vú, khi bú không nghe thấy chóp chép. Hiện tại nếu bị "nứt cổ gà" thì nên hút sữa bên bị đau, bên còn lại không đau vẫn phải cho bú và vắt cạn sữa sau khi bú xong, sữa hút ra đổ thìa cho bé, còn lại cất tủ lạnh khi ăn ngâm nóng. Tích cực điều trị trong 3-7 ngày khỏi lại cho bé bú bình thường. Sau khi cho bé bú nên VS vú nhẹ nhàng. Cần kiểm tra xem bé có "tưa" miệng thì phải VS vì cũng làm cho viêm vú đấy. Lần hỏi sau nhớ phải xác nhận hộp thư để nhận câu trả lời.
Đỗ Thị Lệ Hà đã bình luận
Chào Meyeucon!
Em hiện đang mai thai ở tuần thứ 26, đã chích ngừa đủ 2 mũi uốn ván. Cho em hỏi: em nghe nói trong tuần thứ 24-28 của thai kì thì cần phải làm một số xét nghiệm để xem mẹ có bị dư đường hay không. Vậy em có phải làm xét nghiệm không? Em tự thấy chế độ dinh dưỡng của mình tương đối hợp lý vì em hạn chế ăn đường và các chất ngọt từ bánh kẹo không cần thiết. Với lại, từ đây cho đến khi em sinh, em cần phải làm những xét nghiệm nào trong từng giai đoạn nào.
Em cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nếu bạn thấy tăng cân nhanh và nhất là thai phát triển to hơn tuổi thai nhiều mới cần làm nghiệm pháp tăng đường huyết, bình thường đi khám thai cũng thử nước tiểu bằng test nhanh về protein và đường niệu rồi. Đã tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván là tốt rồi. Nên đề nghị BS kê đơn uống bổ sung can-xi và sắt, rất cần trong giai đoạnh này.