Trẻ sơ sinh thường bị chảy nước mắt và có ghèn mắt trong những ngày đầu sau khi chào đời. Tình trạng viêm kết mạc mắt có thể xảy ra ngay trong tuần đầu nếu việc chăm sóc mắt cho trẻ không được thực hiện thường xuyên, đúng cách.
Lưu ý:
– Ngay sau sinh, nên lau sạch mắt bé bằng gạc vô trùng hay bằng khăn riêng. Khăn này phải được nhúng nước chín và mát.
– Trẻ thường được các nữ hộ sinh nhỏ mắt hay tra thuốc mỡ mắt sau khi lau mắt trong vòng một giờ sau sinh. Chú ý không được để đầu chai thuốc hay đầu ống thuốc chạm vào mắt bé.
– Bất cứ người nào chạm đến em bé đều phải rửa tay trước và sau chăm sóc bé.
Một số bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp
Trong một số trường hợp trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi) (bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).
Trong ba tác nhân trên, nguy hiểm nhất là lậu cầu Neisseria gonorrhoea vì nó có thể gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia, là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù.
Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh. Tuy nhiên, triệu chứng có thể bắt đầu sớm hơn hay muộn hơn. Nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng, rất khó nói nhiễm khuẩn do tác nhân nào gây ra. Ở những vùng có tỷ lệ nhiễm lậu cầu trùng cao, nhân viên y tế nên điều trị ngay bất kỳ trường hợp nhiễm khuẩn mắt nào vì nó có thể do lậu cầu gây ra, chứ không nên chờ đợi kết quả xét nghiệm hay chẩn đoán chắc chắn rồi mới điều trị. Nhân viên y tế nên lưu ý tầm soát và điều trị trong thời gian mang thai những thai phụ có thể bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ước tính có 3% trẻ em bị bệnh mắt do lậu cầu không được điều trị sẽ bị mù.
Lậu và chlamydia là những nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục hay gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 32 triệu trường hợp viêm kết mạc do lậu cầu mới mắc và 46 triệu trường hợp phụ nữ mới nhiễm chlamydia trên thế giới hàng năm. Một phần ba đến một nửa trẻ do những phụ nữ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục này sinh ra sẽ bị nhiễm khuẩn mắt.
Nhiễm tụ cầu trùng Staphylococcus aureus xảy ra trong 10 đến 20% những trẻ sơ sinh và có thể lây lan rất nhanh từ trẻ này sang trẻ kia, nhất là tại các cơ sở y tế. Tụ cầu cũng là nguyên nhân thường gặp của nhiễm trùng rốn và rốn có thể là nơi tích trữ vi trùng này.
Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn mắt do lậu cầu trùng và chlamydia
WHO khuyến cáo rằng mọi trẻ sơ sinh phải được lau mắt ngay sau sinh và phải được nhỏ nitrate bạc 1% hay tra thuốc mỡ mắt tetracycline 1% trong vòng 1 giờ sau sinh.
Ba chất kháng khuẩn được khuyến cáo trong Nguyên nhân điều trị dự phòng nhiễm khuẩn mắt thất bại thường gặp nhất là do tiến hành quá trễ sau sinh. Vì nhiễm khuẩn mắt do lậu rất nặng nên mọi trường hợp viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh nên được điều trị với kháng sinh như là viêm kết mạc do lậu cầu trùng. Hầu hết những nhiễm khuẩn do chlamydia gây ra đều có thể phòng ngừa bằng cách khử khuẩn mắt ngay sau sinh, thậm chí khi mẹ chưa được điều trị trước sinh.
Phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt cho trẻ sơ sinh
Tất cả nhân viên y tế và cả những người chăm sóc trẻ đều phải rửa tay thường xuyên, sử dụng dụng cụ và thiết bị sạch, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ là những biện pháp căn bản để phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt và những nhiễm khuẩn khác ở trẻ sơ sinh.
Do vậy nếu bà mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục mà chưa được điều trị hay điều trị chưa ổn định thì trẻ sinh qua đường dưới thường có nguy cơ viêm kết mạc mắt. Khi thấy mắt trẻ bị sưng hay đổ ghèn thì phải báo ngay cho bác sĩ hoặc cho bé đi khám ngay để bé được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Việc sử dụng kháng sinh nhỏ mắt phải do bác sĩ chỉ định.
Nguyễn Thị Minh Ái đã bình luận
Chào bác sĩ của chương trình !
Bé của tôi đã được 20 ngày tuổi, khi sinh ra thì hai mắt của cháu hơi sưng và có đổ ghèn, bác sĩ cho rửa và nhỏ nước muối sinh lí nhưng đến nay vấn đề đổ ghèn chì thuyên giảm đôi chút . Xin hỏi bác sĩ nên cho bé nhỏ thuốc gì để bớt bệnh cho bé.
Bé của tôi khi 1 tuần tuổi thì đi ngoài phân mềm và đặc nhưng hơn 1 tuần nay bé đi ngoài phân lỏng và có hột vàng lợn cợn, có lúc thì có màng nhầy, nhớt. Xin bác sĩ tư vấn giúp bé của tôi bị bệnh gì và nên cho uống thuốc gì . Tôi rất lo lắng vì 2 bệnh này của bé xin bác sĩ giúp đỡ. Xin cảm ơn chương trình !
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé chưa phải uống thuốc gì, nên theo dõi thêm có thể viêm kết mạc mắt,chảy xuống mũi họng vào ruột nên phân lẫn nhày và lỏng. Nên rỏ dung dịch muối 9%o của Cty Trapharco (dùng được cho bé sơ sinh) và nếu nhiều gỉ xanh có thể rỏ thuốc nướcTobrex. Nếu viêm tắc ống lệ -tị (ống nối từ mắt xuống mũi) làm chảy nước mắt ra má thái dương thì nên cho bé đi khám BV chuyên khoa mắt.
hapt66 đã bình luận
Bé nhà em được 5 tuần tuổi, từ khi sinh tới nay ngày nào mắt bé cũng có rỉ mắt. Hàng ngày em vẫn nhỏ nước muốn 0,9% cho bé hai lần (buổi sáng và sau khi tắm) nhưng mắt vẫn có rỉ. Như vậy có bình thường không ạ? Có cần cho bé đi khám bác sĩ không ạ?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé có chảy nước mắt nhiều không ? Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa mắt, như vậy có khả năng bé bị viêm từ khi sinh và dễ tắc ống lệ-tỵ (đường thông từ mắt xuống mũi)