Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Nhận biết trẻ bị dị ứng thuốc

Hiện tượng trẻ bị dị ứng với thời tiết, với các chất lạ khi tiếp xúc qua da hoặc được đưa vào cơ thể là khá phổ biến. Việc dị ứng với các loại thuốc nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Người lớn cần biết một vài dấu hiệu sau để biết con mình đang bị dị ứng thuốc.

Trẻ bị dị ứng thuốc nếu khônng được phát hiện kịp thời sẽ gây hậu quả khó lường.

Không phải bất cứ trường hợp dị ứng thuốc ở trẻ nào cũng khiến trẻ có phản ứng ngay. Vài trường hợp trẻ không thấy có dấu hiệu lạ sau khi dùng thuốc mà phải một thời gian sau mới biết, đó chính là thời gian “ủ bệnh”. Thông thường, thời gian này là khoảng từ 8 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu lần thứ 2 bạn vẫn cho bé dùng loại thuốc đó thì phản ứng sẽ xảy ra trong vòng 24 tiếng. Ngay cả trong trường hợp sau một thời gian dài bạn mới cho trẻ dùng lại thuốc thì tình trạng phản ứng thuốc thế này vẫn xảy ra.

Thuốc gây ra dị ứng ở trẻ em thường là 3 loại:

  • Thuốc kháng viêm, thuốc chống sốt có chứa aspirin.
  • Kháng sinh penicillin.
  • Các loại vắc xin.

Trẻ bị phản ứng thuốc thường có những dấu hiệu sau:

1. Nổi ban đỏ

Loại ban này thường có màu đỏ tươi hoặc tím bầm, có mủ ở đầu nốt ban.

2. Nổi ban có màu hồng tươi

Các nốt ban này thường xuất hiện với mật độ dày, nốt sần giống như bị sởi. Trẻ khi bị dị dứng thuốc nổi loại ban này thường kèm theo biểu hiện sốt nhẹ. Kiểu dị ứng thuốc này thường là do nguyên nhân sử dụng pennicillin.

3. Nổi mề đay

Mề đay nổi nhiều với mật độ và kích cỡ không giống nhau. Trẻ bị nổi mề đay thường có biểu hiện ngứa đi kèm với sốt nhẹ, đau khớp, đau bụng và một số triệu chứng khác. Loại dị ứng này có thể xuất hiện do phản ứng với vắc xin chống uống ván, hay sởi.

4. Nổi mụn nước

Đây là một trong những kiểu phản ứng thuốc nghiêm trọng nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ bị dị ứng thuốc khi có biểu hiện này thường rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ bị dị ứng nổi nốt ban có màu xanh, nâu đỏ, màu đen với kích thước nhỏ và phát triển ngày một lớn. Sau từ 1 – 2 ngày sẽ lan ra toàn cơ thể, xuất hiện đi kèm với mụn nước và có triệu chứng sốt cao, hôn mê, nhịp tim đập nhanh gây tổn thương tới nội tạng và một số bộ phận khác.

Điều trị phản ứng thuốc kiểu này cần phải đưa trẻ tới ngay bệnh viện, không tự ý chữa cho trẻ vì có thể gây nhiễm trùng, nguy hiểm hơn là khiến trẻ tử vong.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Chăm sóc trẻ em , Sức khỏe trẻ em , Thuốc và sức khỏe

Bài viết liên quan

  • Thiếu vitamin A sẽ gây hậu quả khôn lường
  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ
  • 7 việc làm giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa hè
  • Phải làm sao khi trẻ nhiễm giun Kim
  • Đau đầu vì “bệnh định kỳ” của con

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn