Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Tìm hiểu về phương pháp ngừa thai qua… da

Ngừa thai qua da là phương pháp ngừa thai bằng băng dính,  nó phát huy tác dụng như viên ngừa thai hormone và ngày càng trở nên phổ biến. Nó hoạt động dựa trên cơ chế đưa vào cơ thể người phụ nữ liều hormone nhất định chứa hoạt chất progesterone và estrogen thông qua da đi vào máu.

Nguyên lý đơn giản: Dán lên da mảnh băng dính ngừa thai và chính bằng con đường này hormone thẩm thấu trực tiếp đến tuần hoàn máu.

Phương pháp ngừa thai qua da bằng băng dính.

1. Băng dính – Cấu tạo và cách sử dụng

Băng dính ngừa thai cấu tạo gồm ba lớp, trong đó quan trọng nhất là lớp ở giữa – chứa hợp chất đặc biệt (cồn dán) và liều hormone thích hợp. Trên nó phủ màng poliest (bảo đảm không thấm nước), tiếp theo ở dưới – là lớp bảo hiểm sẽ bóc vứt bỏ trước khi sử dụng. Một miếng băng dính cho 7 ngày (tiếp theo, sau bẩy ngày, tiếp theo và duy trì tổng cộng 21 ngày). Kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau 7 ngày nghỉ. Chu kỳ mới khởi đầu sau thời gian 28 ngày.

2. Có tác dụng bảo vệ gan?

Tất cả hợp chất thâm nhập vào cơ thể chúng ta qua trung gian hệ tiêu hóa, trước khi đến được tuần hoàn máu bắt buộc phải qua gan. Nhiệm vụ của gan là phân hủy những hợp chất thu nhận được mà có thể nguy hiểm đối với cơ thể và cùng lúc bảo vệ cơ thể trước khả năng bị ngộ độc. Câu chuyện tương tự cũng diễn ra với viên ngừa thai hormone – trước khi bắt đầu mang lại hiệu quả – bắt buộc phải qua “bàn tay” của gan, nơi gan phân loại chúng ra từng dạng hormone. Vậy nên lượng hormone ẩn mình trong viên thuốc không thể phát huy tác dụng trăm phần trăm – chỉ một phần nhỏ của nó có thể thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra lượng hormone này trở thành gánh nặng không nhỏ đối với gan (tệ hơn – gan phải chịu đựng hàng ngày). Cũng về phương diện này, sau thời gian dài bạn phải gồng mình vì gánh nặng bổ sung bởi những nhân tố độc hại khác, có thể dẫn đến hậu quả phát sinh nhiều chứng bệnh. Chính ở đây bộc lộ thế mạnh của của băng dính ngừa thai – sản phẩm cung cấp cho cơ thể thuốc qua da bỏ qua gan. Nhờ loại bỏ cái gọi là hiệu ứng qua vòng kiểm soát đầu tiên (đã mô tả ở trên), băng dính ngừa thai không gây ra những rối loạn chuyển hóa lipid, đồng thời không kích hoạt men gan và không tạo gánh nặng hại gan.

3. Tác dụng không mong muốn

Bỏ qua hệ tiêu hóa, tất nhiên băng dính ngừa thai ảnh hưởng ở mức độ thấp hơn đối với gan (điểm mạnh lớn so với viên ngừa thai). Tuy nhiên không thể khẳng định, sản phẩm này hoàn toàn không ảnh hưởng đến gan. Cho dù không thể phủ nhận thực tế băng dính ngừa thai an toàn hơn, song như tất cả giải pháp khác, giải pháp này cũng có tác dụng phụ. Chúng giống như trường hợp viên ngừa thai hormone; có thể gây đau tức vú, nhức đầu, buồn nôn, có thể xuất hiện tình trạng máu vón cục, những rối loạn sự bôi trơn bên trong “câu lạc bộ” trong lúc “chiều chồng”, khả năng giảm thiểu hiệu quả một số tân dược khác (sử dụng cùng thời gian), ngứa da (thí dụ nổi mụn tại vị trí dính băng).

Cũng cần nhớ, băng dính ngừa thai không phát huy tác dụng bảo vệ cơ thể người sử dụng trước các bệnh lây qua đường tình dục. Ngoài ra đôi lúc có thể bị bong do độ ẩm không khí cao, gây cản trở cho người đẹp có lối sống hoạt động tích cực.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Thuốc và sức khỏe

Bài viết liên quan

  • Một ngày cơ thể chúng ta cần bao nhiêu nước?
  • Giải pháp đối phó mụn cho làn da dầu với cà chua
  • Cách xử lý khi bàn chân lạnh ngắt vào mùa đông
  • Tác dụng thần kỳ của Chuối có đốm đen
  • Những thực phẩm bạn nên bổ sung hàng ngày nếu muốn có một sức khỏe tốt

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn