Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Nhận thức đúng về “tai thính”

Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng cho rằng: nhiều người nghĩ rằng nếu trên vành tai của ai có một lỗ nhỏ thì tai người đó rất thính, đặc biệt ở trẻ em là sai lầm và cần thận trọng với suy nghĩ này, vì có không ít trường hợp bị “tai thính” gây hậu quả xấu.

Nếu lỗ dò có dấu hiệu viêm nhiễm, tấy đỏ tái lại nhiều lần thì nên mổ sớm, đặc biệt là ở nữ giới.

Nói về “tai thính”, bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM khẳng định, đây là một quan niệm sai hoàn toàn, vì sự thật nó không có tác dụng hỗ trợ tai con người thính hơn. Lỗ “tai thính” mà dân gian thường gọi có tên trong y khoa là lỗ dò.

Bác sĩ Sơn phân tích: Trong quá trình hình thành vành tai, thông thường, khung sụn và da sẽ khép kín lại với nhau. Nếu da đóng không kín sẽ để lại một đường dò bên ngoài. Đường dò này thường ở phía trước của vành tai hoặc trên nóc tai. Đường dò thường có nhiều nhánh rễ ăn vào gờ của vành tai, luồn nhiều ngóc ngách chui vào sụn, ăn vào vành tai và tạo thành lỗ dò.

Theo thời gian, quá trình trao đổi chất xảy ra, chất bã tiết ra qua lỗ dò sẽ làm lỗ dò tấy đỏ, sưng lên. Uống thuốc chỉ có tác dụng giảm sưng và chống nhiễm trùng chứ không dứt hẳn. Ngoài ra, nếu lỗ dò không được vệ sinh tốt sẽ dễ bị tái nhiễm khuẩn và có thể bị áp xe.

Bác sĩ Hoàng Sơn khuyên, nếu lỗ dò có dấu hiệu viêm nhiễm, tấy đỏ tái lại nhiều lần thì nên mổ sớm, đặc biệt là ở nữ giới. Vì nếu để lỗ dò viêm nhiễm dẫn đến áp xe thì khi mổ không chỉ khó lấy hết rễ của đường dò mà có nguy cơ phải mổ lại nhiều lần. Bên cạnh đó, nếu lấy hết được rễ của đường dò thì vết mổ cũng sẽ gây mất thẩm mỹ.

Thông thường, thời gian hoàn thành một ca mổ không quá 30 phút và chi phí khá rẻ, khoảng vài trăm ngàn đồng. Vì vậy, nếu trẻ có lỗ dò ở tai, phụ huynh nên đưa bé đi khám để được tư vấn và mổ sớm, nhằm tránh những hệ quả không đáng có.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe

Bài viết liên quan

  • Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bị ốm
  • 6 loại lá trị ho nhanh cho mẹ và bé
  • Tập cho bé ăn rau và thích ăn rau
  • Mẹ cần kiêng gì cho bé khi bé bị thủy đậu
  • Những triệu chứng ban đầu cảnh báo bệnh tiểu đường ở trẻ em

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn