Răng của trẻ chậm mọc là do nhiều yếu tố: thiếu dưỡng chất cần thiết, di truyền, bệnh tật…. Nếu thấy con mình chậm mọc răng, cha mẹ hãy kiểm tra xem nguyên nhân nào đã gây ra tình trạng đó.
Chu kỳ mọc răng ở trẻ em là không giống nhau. Thông thường, khi trẻ được 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên, thời gian mọc những chiếc răng tiếp theo ở trẻ là khác nhau và trẻ mọc răng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Nhiều người cho rằng, trẻ mọc răng chậm là do bị thiếu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các bác sĩ nha khoa đã cho biết rằng, dinh dưỡng không phải là yếu tố duy nhất khiến trẻ chậm mọc răng. Bên cạnh việc thiếu chất dinh dưỡng, thiếu canxi, trẻ chậm mọc răng còn có thể do những nguyên nhân sau.
Bẩm sinh
Răng mọc chậm hay nhanh có thể liên quan đếu yếu tố di truyền. Trong đó, trẻ có thể chịu ảnh hưởng của bố hoặc mẹ. Ngoài ra, yếu tố giới tính cũng có thể là tác nhân khiến trẻ mọc răng chậm. Thông thường, các bé gái sẽ mọc răng nhanh hơn so với các bé trai.
Ảnh hưởng của môi trường
Ngoài yếu tố di truyền, ảnh hưởng của môi trường và các yếu tố khách quan cũng có thể tác động khiến răng mọc chậm.
Các chuyên gia cho rằng, dựa vào yếu tố trẻ sinh đủ tuần đủ tháng hay trẻ sinh non mà tốc độc mọc răng cũng có sự khác nhau. Nếu trẻ sinh non, khoảng 30 tuần tuổi thì thông thường phải từ 6 – 8 tháng, trẻ mới mọc chiếc răng đầu tiên.
Ngoài ra, tất cả những trẻ sinh bị thiếu cân cũng đều có nguy cơ răng mọc chậm hơn những trẻ em khác.
Trẻ mắc bệnh bẩm sinh
Những trẻ em mắc phải hội chứng Down, có bất thường về tuyến yên đều có khả năng răng mọc chậm. Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện khám để có kết quả chính xác nhất và phương thức điều trị phù hợp.
Trẻ bị chấn thương và nhiễm trùng khoang miệng
Nếu răng của trẻ mọc chậm và không đều, rất có thể nguyên nhân đến từ bên ngoài. Khoang miệng của trẻ có vấn đề khiến lợi bị tổn thương dẫn đến răng mọc chậm.
Ngoài ra, trẻ đang trong thời kỳ điều trị bằng thuốc cũng có thể làm nướu răng dày lên khiến răng khó mọc.
Khi cha mẹ thấy con chậm mọc răng thì nên đưa con mình đi khám và có sự tư vấn chuyên khoa.
Tuy nhiên, có một điều cần nhắc lại là chu kỳ mọc răng ở mỗi trẻ em là khác nhau nên nếu thấy con mọc răng chậm hơn so với bạn bè cùng lứa thì người lớn cũng không nên quá lo lắng.
kimthuy đã bình luận
Con em nay được 17tháng.bé được 8kg.vì bé sinh non chỉ được 1kg9.bé tăng cân rất dều dến 10 tháng bé biết đi và không tăng cân nữa.đến 11tháng bé mọc được 2 cái răng.và đến 12tháng bé mọc thêm 2 cái nữa.và cho đến nay bé đã được 17 tháng nhưng không mọc thêm cái nào nữa.vậy thưa bsi có phải bé thiếu canxi nên bé chậm phát triển mọc răng phải không ạ.mong nhận được sự tư vấn của bsĩ.em xin cảm ơn
Lam cuc đã bình luận
Bé nhà em gần 6 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 6,5kg. Bé rất lười bú mẹ nên em nghe lời mẹ em cho bé ăn dặm sớm lúc 2 tháng tuổi, sau đó bé bị tiêu chảy phân sống. Đi khám bsĩ bảo cháu bị viêm đường ruột, em đã ngưng cho cháu ăn nhưng cháu vẫn ko tăng cân. Cháu còn có biểu hiện như ko hóng chuyện lâu lâu tự ê a một mình. Chưa biết tự ngồi, chưa mọc răng. Em rất lo là do cháu bị suy dinh dưỡng hay vấn đề nào khác. Mong bsĩ giúp em xem cháu có bình thường ko? Em xin chân thành cảm ơn.
thanh tuyen đã bình luận
Thưa bác sĩ! Con em đã được 8 tháng mà vẫn chưa mọc cái răng nào cả, bé có bị làm sao ko ạ! em lo quá, bé trai 8 tháng mà có 7kg, như vậy có suy dinh dưỡng ko? Bé ăn 3 cữ bột và 3 cữ sữa mỗi ngày.
Xin bác sĩ tư vấn giúp!
hoamit đã bình luận
Thưa bác sĩ ! Bé nhà em đươc 15 thang tuổi. Cháu mọc đã được 8 răng. khi cháu ngậm miệng hoặc ăn thì 2 răng trước cửa hàm trên của cháu lại nằm phía trong hàm dưới mà mọi người vẫn gọi là hiện tượng hô răng hay móm. Bác sĩ cho em hỏi : khi nào trẻ sẽ hình thành cấu trúc răng hoàn chỉnh và Bé nhà em mới 15 tháng tuổi liệu có bị hô răng không và có cách nào điều trị hô răng không ?
Cám ơn bác sĩ!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Không phải là hô răng (vẩu) mà là khớp cắn ngược bạn nhé. Bạn nên VS răng miệng cho bé cẩn thận, tránh để sâu răng. Sau khi bé thay răng vĩnh viễn có thể sẽ hết, nếu vẫn bị khớp cắn ngược thì đi khám BS chuyên khoa để đeo dụng cụ nắn chỉnh