Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Vệ sinh cá nhân cũng phải đúng cách

Những công việc vệ sinh cá nhân hàng ngày tưởng như rất đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa tay… cũng cần phải thực hiện đúng cách thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn.

Đánh răng: 3 phút

Nên đánh răng trong khoảng 3 phút để răng được bổ sung đủ lượng flour và canxi giúp răng chắc khoẻ và trắng sáng hơn.

Một nghiên cứu tại Anh phát hiện nếu đánh răng khô trong khoảng 30 giây đầu sau đó mới cho nước thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.

Thêm vào đó nên thường xuyên đổi tay cầm bàn chải để bàn chải có thể chạm tới tất cả các vị trí trong hàm răng.

Rửa mặt: 3 phút

Rửa mặt thông thường trải qua các bước: làm ẩm, làm sạch, mát xa, và rửa sạch. Đối với loại da nhờn thời gian rửa cần dài hơn khoảng từ 3-5 phút.

Với da khô thời gian rửa nên ngắn hơn một chút khoảng 2-3 phút nếu không da sẽ dễ bị bong tróc hoặc xuất hiện nếp nhăn sớm.

Rửa tay: ít nhất 1 phút

Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất khi rửa tay bạn cần lưu ý những điểm sau:

– Rửa tay bằng xà bông

– Nên rửa tay dưới vòi nước chảy

– Rửa ít nhất trong một phút, trong đó thời gian rửa tay sau khi xoa xà bông không được ít hơn 30 giây

– Chú ý rửa sạch phía trong móng tay, các kẽ móng, các kẽ tay, đốt ngón tay và đặc biệt là các ngón tay có đeo nhẫn vì đây là nơi vi khuẩn thường hay ẩn náu.

– Khi mở vòi nước trước khi rửa tay van vòi nước cũng đã bị nhiễm vi khuẩn, do vậy khi rửa xà bông nên rửa cả van vòi nước và dùng hai tay vốc nước rửa sạch van vòi trước khi tắt vòi nước.

Ngâm chân bằng nước ấm: 15-30 phút

Ngâm chân bằng nước ấm là một thói quen tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo rằng ngâm chân quá lâu có thể phản tác dụng, đặc biệt là đối với người cao tuổi.

Thời gian thích hợp nhất cho việc này là từ 15-30 phút. Nước ngâm cũng không nên quá nóng tốt nhất là khoảng 40oC.

Đại tiện: Trên dưới mười phút

Các chuyên gia khẳng định do sự khác biệt về cơ địa của mỗi người nên thời gian không hoàn toàn cố định nhưng nhìn chung thì mỗi lần giới hạn trong khoảng hơn mười phút là hợp lý.

Chuyên gia cho biết thêm mỗi lần đi đại tiện đường ruột đều chịu một áp lực tương đối lớn do vậy những thói quen đi đại tiện không tốt như vừa đi vừa xem sách, báo hay thời gian đi đại tiện quá dài đều tiềm ẩn những nguy cơ gây bệnh cho cơ thể.

Giặt đồ lót bằng tay: 5 phút

Khi giặt đồ lót cần sử dụng chậu giặt riêng, giặt trong ít nhất năm phút. Nên định kì khử trùng bằng nước sôi hoặc dung dịch nước tẩy trùng, có như vậy mới đảm bảo không bị các vi khuẩn hoặc nấm ẩn náu gây hại cho cơ thể.

Tắm bồn: 20 phút; tắm vòi hoa sen: 15 phút

Trong nguồn nước sạch chúng ta sử dụng thường còn chứa nhiều clo được dùng trong quá trình làm sạch nước do vậy nếu tắm quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ.

Ngoài ra nếu thời gian tắm quá dài độ thích ứng của mạch máu sẽ giảm nên rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não và xảy ra những sự cố ngoài ý muốn nhất là với người cao tuổi.

Các chuyên gia cho biết thời gian tắm thích hợp nhất là 20 phút cho tắm bồn và 15 phút cho tắm bằng vòi hoa sen.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Những cái chết “rình rập” có trong thực phẩm
  • Nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở Hà Nội
  • Lo lắng khi có con, em đến bệnh viện hạ sinh
  • Trẻ sinh nhẹ cân và trẻ tăng cân quá nhanh trong những năm đầu đời có khả năng dậy thì sớm
  • 5 chất dưới đây dễ bị thiếu hụt ở bé

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn