Nhiều thai phụ than phiền mình bị nôn ói kéo dài, có người trong tình trạng ốm nghén đến tận lúc sinh. Họ thắc mắc liệu có phải do thai hành?
Nhiều nguyên nhân gây nôn ói ở thai phụ
Bác sỹ Thúy cho biết: “Mỗi thai phụ có cảm giác nghén khác nhau, người ít người nhiều. Cảm giác nghén bao gồm mệt mỏi, khó chịu và buồn nôn. Người bị nghén nặng có thể nôn liên tục. Nguyên nhân gây nghén là do protein lạ làm cho cơ thể người mẹ phản ứng lại. Nguyên nhân thứ hai là do hooc môn từ nhau thai tiết ra khiến nội tiết của mẹ thay đổi. Đa số thai phụ chỉ bị nghén trong ba tháng đầu, nhưng có người có thể kéo dài hơn”.
Với trường hợp nghén kéo dài, thậm chí đến cuối thai kỳ kể trên, nguyên nhân có thể do tâm lý.
Nếu bận rộn, tất bật với công việc, cuộc sống, bạn có thể nhanh chống quên đi cảm giác nghén. Tuy nhiên nếu thường xuyên chỉ chăm chăm vào cảm giác khó chịu, nặng nề khi mang thai, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, nôn ói, ăn không ngon.
Ngoài ra, một số trường hợp thai phụ muốn ăn thật nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng nên cố ăn những món cho là tốt, nhưng bản thân không thích, từ đó có thể gây ra nôn ói kéo dài. Do vậy, bạn chỉ nên ăn những món mình thích và hợp khẩu vị.
Thông thường, cơ thể tự thông báo nhu cầu nạp dưỡng chất chẳng hạn như khi bạn thèm ăn hải sản, đó có thể là do cơ thể đang thiếu canxi. Nếu thèm ăn chè hay đồ ngọt, có thể cơ thể bạn đang hạ đường huyết. Do vậy, bạn nên ăn theo nhu cầu, thèm món gì thì ăn món đó nhưng đừng ăn quá nhiều một loại thực phẩm.
Bên cạnh đó, một số người thắc mắc có phải người mẹ bị nghén nhiều chứng tỏ thai khỏe? Bác sỹ Thủy giải thích: “Đúng là người mẹ có cảm giác nghén nhiều là do thai nhi khỏe, cơ thể người mẹ sẽ phản ứng với bào thai nhiều hơn. Tuy vậy khi không nghén, bạn cũng đừng lo lắng là thai nhi không khỏe. Khi bạn ăn được ngủ được, thực hiện khám thai định kỳ và thai kỳ diễn ra bình thường, bạn có thể yên tâm thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh và hãy vui vẻ tận hưởng những trải nghiệm trong thai kỳ”.
Không nên lo lắng những cũng chớ chủ quan
Bác sỹ Thủy trấn an: “Thai phụ không nên quá lo lắng khi nôn ói nhiều. Khi bạn đi khám thai, bác sỹ sẽ giúp bạn bằng cách kê toa thuốc chống ói, không gây hại cho thai nhi”.
Ngoài ra, theo bác sỹ Thủy, thể chất cũng là vấn đề quan trọng. Khi có ý định mang thai, vợ chồng bạn nên đến gặp bác sỹ để được tư vấn về mọi mặt liên quan đến thai kì như chuẩn bị sức khỏe, tiềm ngừa trước khi mang thai.
Đối phó với nghén, bên cạnh uống thuốc chống ói theo toa bác sỹ, bạn nên tìm quên bằng những hoạt động giải trí, làm việc nhẹ nhàng, giữ tâm lý lạc quan. Cứ như thế, bạn sẽ vượt qua giai đoạn ốm nghén.
Tuy nhiên, có một điều bạn cần lưu ý: Khi nhận thấy nôn ói nhiều đến mức cơ thể suy kiệt, mất nước, không ăn được gì, bạn nên đi khám ngay. Một số phụ nữ mang thai trứng, thai ngoài tử cung có thể gặp hiện tượng này. Khi đó bác sỹ sẽ siêu âm, xét nghiệm nội tiết để tìm nguyên nhân và tư vấn cho bạn cách tốt nhất.
Để dễ chịu hơn
Bác sỹ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM tư vấn, để giảm bớt tình trạng nghén và ăn được nhiều hơn, bạn nên ăn thành nhiều bữa, thức ăn phong phú như bánh giò, bún hay bánh quy. Bạn nên tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, ví dụ thay vì ăn cá rán, bạn ăn cá nấu canh chua.
Khi chế biến thức ăn, bạn hạn chế bớt các loại gia vị, tẩm ướp. Các món nhiều nước như phở, hủ tiếu, bánh canh sẽ giúp bạn dễ tiêu hóa hơn bà giảm được nôn ói. Ngoài ra, khi ăn, bạn nên ngồi thẳng lưng va không nên nằm ngay sau khi ăn.
phạm Thị Hương đã bình luận
Chào MYC!
Mình tên là Phạm Thị Hương (01/10/1986), còn anh xã là Nguyễn Văn Quyền (10/4/1981), mình đang có baby được 13 tuần rồi, là con gái. Dự kiến đầu tháng 3/2012 là sinh. Mình đang băn khoăn ko bt đặt tên con như thế nào cho hợp tuổi với v/c mình. Mong được MYC tư vấn giúp mình nhé. Cám ơn MYC
Meyeucon.org đã bình luận
Bạn tham khảo các tên sau –> Băng, Bích, Bình, Giang, Hà, Huyền, Lam, Lệ, My, Như, Nguyên, Nguyệt, Quyên, Sương, Thanh, Thục, Thủy, Tuyết, Tuyền, Uyên, Vân, …
Q.Hoa đã bình luận
Thưa Bác sỹ,
Em mang thai được 4 tháng thì BS phát hiện em bị lỗ trong cổ tử cung hở 1,4mm mà kênh cổ tử cung 25mm và sau 3 ngày, em đã vào bệnh viện khâu eo cổ tử cung bằng gây tê tủy sống. BS dặn em hạn chế đi lại và đi đứng nhẹ nhàng để tránh sanh non. Hiện nay, công việc của em là kế toán và thường đi lại giữa các Phòng Ban trong cơ quan (không lên lầu) nên em cũng cảm thấy hơi lo lắng. BS vui lòng hướng dẫn dùm em, đã khâu eo CTC rồi thì em vẫn tiếp tục đi làm bình thường được không ? (em không phải nằm một chỗ) và em có còn bị khả năng sanh non không. Em cám ơn BS.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Đi lại xa bằng xe máy và thường xuyên lên xuống cầu thang bộ nhiều tầng, bê vác nặng là những việc nên tránh. Nên thu xếp công việc để nghỉ sớm 1 tháng so với dự kiến sinh vì cách ngày đó 2-3 tuần phải vào BV cắt chỉ, thường sau cắt chỉ ít ngày là đẻ. Vào 3 tháng cuối, có thể BS sẽ cho thuốc giảm co bóp tử cung để phong sinh non.