Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Trẻ bị bắt nạt ở trường: những dấu hiệu để phát hiện

Có nhiều trẻ bị bắt nạt ở trường học và sẽ về nói với cha mẹ mình. Tuy nhiên, theo Ken Rigby, tác giả cuốn sách Trẻ em và nạn bắt nạt (Children and Bullying), có ít nhất 50% trẻ em nam và 35% trẻ em nữ bị bắt nạt ở trường học đã im lặng và không báo với cha mẹ.

Cha mẹ có biết con mình bị bắt nạt ở trường hay không?

Vì vậy, Rigby đã yêu cầu các bậc phụ huynh chú ý hơn đến con cái của họ. Các bậc cha mẹ nên nghi ngờ nếu thấy những dấu hiệu cho thấy có khả năng con họ là nạn nhân của nạn bạo lực ở trường học.

“Các dấu hiệu chỉ là tín hiệu hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này ngày càng rõ rệt thì nhiều khả năng con bạn đang trải qua nạn bạo lực trường học hay bắt nạt“, Rigby viết.

Ông cho biết chi tiết các dấu hiệu có thể quan sát thấy ở trẻ em bị bắt nạt.

Về mặt thể chất

  • Xuất hiện vết bầm tím, trầy xước, hoặc vết thương mà cha mẹ không rõ ý do.
  • Quần áo và cặp sách bị rách hoặc bị hỏng.

Về mặt tâm thần

Đau không rõ vị trí cụ thể, nhức đầu, đau bụng, hoặc xuất hiện lở loét.

Hành vi liên quan đến trường học

  • Sợ hãi khi đến trường hoặc khi từ trường trở về nhà.
  • Thay đổi đường đi đến trường.
  • Sợ hãi khi lên xe buýt hoặc phương tiện công cộng.
  • Không muốn đến trường.
  • Không muốn đi học hoặc mất niềm say mê học hành.
  • Việc học và làm bài tập ở trường giảm sút.
  • Sau khi đi học về con đói hoặc tiền tiêu vặt bị người khác lấy.
  • Hỏi xin thêm tiền hoặc ăn cắp tiền để đưa cho người khác.

Thay đổi trong hành vi xã hội

  • Số lượng bạn bè giảm.
  • Không muốn ra khỏi nhà.
  • Hiếm khi mời bạn bè đến nhà mình.

Chỉ số cảm xúc

  • Trông mệt mỏi, cáu kỉnh, không vui, hay ngồi một mình, dễ khóc, chán nản, tách khỏi môi trường và trầm cảm.
  • Có ý nghĩ tự tử và những thay đổi trong tâm trạng hay xuất hiện tâm trạng tiêu cực.

Thay đổi hành vi 1 cách đáng lo ngại

  • Khó ăn hoặc thậm chí ăn quá nhiều.
  • Khó ngủ, hay gặp ác mộng, đái dầm, khóc trong khi ngủ.

Các chỉ số sức khỏe xấu đi

  • Dễ dàng mệt mỏi hoặc tình trạng thể chất đi xuống.
  • Dễ bị nhiễm trùng và bị tái phát bệnh cũ.
  • Đe dọa tự tử hoặc tự tử.
Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ trẻ em , Chăm sóc trẻ em , Sức khỏe trẻ em , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Bé thuận tay trái, phụ huynh cần làm gì?
  • Những độc chất có thể gây bệnh tự kỷ ở trẻ
  • Tại sao bé hay thức giấc trong đêm?
  • Đề phòng tai nạn trong dịp Tết ở trẻ
  • Sâu róm – một mối nguy với trẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Tình trạng ho nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng ho nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng ho có đờm nguy hiểm không? Cách điều trị

Tình trạng ho có đờm nguy hiểm không? Cách điều trị

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn