Khi trẻ bị ốm thường tỏ ra lười ăn, tuy nhiên bạn vẫn phải cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để hỗ trợ quá trình điều trị. Dưới đây là vài gợi ý về dinh dưỡng cho trẻ em mắc một số bệnh thường gặp.
1. Tiêu chảy
Có rất nhiều tác nhân gây tiêu chảy như các loại virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng và chúng đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, có thể gây suy dinh dưỡng và thậm chí cả tử vong.
Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý:
– Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương.
– Không cho trẻ ăn các loại thức ăn, nước uống làm tăng thêm tiêu chảy như thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp.
– Dùng các loại thức ăn sẵn có như gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp.
– Chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa…
– Uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.
2. Trẻ bị viêm đường hô hấp
Viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi là những bệnh lý của đường hô hấp thường gặp ở bé. Biết cách chăm sóc và theo dõi khi bé bệnh sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn và che chở được nhiều hơn cho thiên thần nhỏ bé của mình. Do đó, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý:
– Chuẩn bị thức ăn cho bé: Trong lúc bệnh, đa số bé sẽ có cảm giác biếng ăn và khó tiêu hóa hơn so với lúc bình thường, vì vậy, thức ăn cho bé phải được nấu mềm hơn và lỏng hơn một ít so với ngày thường, nhưng vẫn phải bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau).
– Cho bé ăn thức ăn ấm tốt hơn thức ăn lạnh (ăn lạnh có thể sẽ làm tình trạng viêm họng tiến triển nhiều hơn).
– Nếu bé biếng ăn, nên cho bé ăn lượng thức ăn ít hơn ngày thường, như vậy để bé không bị đói và không bị sụt cân thì phải cho bé ăn thường xuyên hơn (số bữa nhiều hơn) và tận dụng những món bé thích để giúp bé ăn được nhiều.
3. Sốt
Trẻ em rất hay bị sốt do nhiều nguyên nhân và có thể tùy đặc tính cơn sốt mà thể hiện tình trạng bệnh lý khác nhau. Việc chăm sóc ban đầu khi bé bị sốt rất quan trọng nhưng không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết cách. Cha mẹ nên:
– Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường.
– Cho trẻ ăn thức ăn loãng hơn bình thường, nhẹ, dễ tiêu
Vu Dieu Thuy đã bình luận
Chao BS!
E co 2 be gai sinh doi,hien tai be dc 6 thang 22 ngay.E da cho be an dam khi be dc 5 thang tuoi. Be an rat tot,hien tai be an het 1 bat bot day(loai bat an com). BE da tap an bot voi cac loai thuc an nhung ko co hien tuong gi.Co the la do e cho 2 be an vang sua nen khoang 20 ngay nay 2 be di ngoai fan nat,sen set,ngay di 4,5 lan. E da cho be di kham,xet nghiem fan. ket qua am tinh,BS ke don cho uong men tieu hoa nhung uong het dot be van khong khoi,co luc be da di fan thanh khuon nhung lan sau lai di fan nat,doi khi di fan song. E co nen dung khong cho be an bot gao nua ma tam thoi chuyen qua an bot an lien cua Hipp ko ah? The la be bi sao va huong xu tri the nao ah?
Mong hoi am cua BS. Cam on BS!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn đã cho bé ăn quá nhiều bột (bát ăn cơm đầy). Tháng tuổi này của các bé vẫn bú mẹ và sữa công thức là chính, chỉ ăn 1 bữa bột 150-180ml/ ngày, sang tháng sau mới tăng lên 2 bữa/ ngày. Bạn nên ngừng váng sữa, chỉ cho ăn bữa phụ là nước trái cây, chuối, hồng chín đỏ…