Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Trẻ bị sốt cao thường do nguyên nhân nào?

Sốt không phải là một căn bệnh, nó thường là triệu chứng của một số bệnh tật tiềm ẩn khác, làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ hơn mức bình thường. Những bệnh tật đó có thể là gì và cần đối phó ra sao?

Điều quan trọng là cha mẹ phải cố gắng xác định nguyên nhân gây sốt cao của trẻ – đặc biệt là khi trẻ sốt tới 390 hay sốt cao hơn thì đưa trẻ đến bác sĩ là cần thiết.

Khi trẻ sốt tới 39°C hay sốt cao hơn phải đưa trẻ tới bác sĩ ngay lập tức.

Các bệnh nhiễm trùng

Nhiễm trùng là thủ phạm phổ biến đằng sau hầu hết các cơn sốt của trẻ bởi vì bất kỳ loại nhiễm trùng nào đều có thể gây sốt. Tuy nhiên những nhiễm trùng hàng đầu có xu hướng gây sốt cao cho trẻ bao gồm viêm màng não, viêm phổi và nhiễm trùng tai.

Viêm màng não ảnh hưởng đến chất lỏng, màng xung quanh não và tủy sống của trẻ. Nó thường xuất hiện ở trẻ với biểu hiện bị sốt cao kèm theo nhức đầu, cứng cổ và ói mửa. Các bác sĩ gia đình khuyến cáo rằng các bậc cha mẹ nên đưa con đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu họ nghi ngờ con bị viêm màng não.

Viêm phổi thực chất là một nhiễm trùng phổi có ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều trẻ mỗi năm. Cùng với triệu chứng sốt cao, trẻ bị viêm phổi có thể sẽ bị đau ngực và ớn lạnh. Trong khi ho, sẽ có đờm nhầy màu vàng hoặc xanh.

Bên cạnh đó, khi trẻ em bị sốt cao do nhiễm trùng tai thường khiến trẻ có hành vi cáu kỉnh.

Nhiều bệnh tật nguy hiểm khác

Sốt cao ở trẻ có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư, MedlinePlus cảnh cáo. Đặc biệt có thể kể tới là bệnh bạch cầu, bệnh Hodgkin (ung thư gan, to lá lách) và ung thư hạch không Hodgkin.

Ngoài ra, một loạt các bệnh tự miễn dịch khác cũng có thể gây sốt cao ở trẻ như viêm khớp dạng thấp có ảnh hưởng đến các khớp xương của cơ thể và các mô liên kết hoặc gặp các rối loạn viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

Cảm nhiệt

Trung tâm cảnh báo kiểm soát dịch bệnh Mỹ cho biết: Trẻ em, người cao tuổi và những người có bệnh mãn tính là những đối tượng dễ bị cảm nhiệt ghé thăm khi cơ thể mất khả năng điều chỉnh nhiệt độ riêng của mình.

Khi ấy, trẻ có thể bị sốt cao 390 hoặc hơn. Trẻ bị cảm nhiệt nếu không nhận được sự chú ý khẩn cấp của người lớn và sự can thiệp khẩn cấp của y tế có thể bị chết hoặc tàn tật vĩnh viễn.

Vì thế, các phụ huynh nên giới hạn thời gian mỗi khi trẻ vui chơi bên ngoài thời tiết nóng. Hãy chắc chắn bạn mang theo nhiều nước cho con uống và không để chúng ngồi trong xe trong thời gian chờ đợi bạn làm việc gì đó quá lâu vì tất cả đều có thể gây ra cảm nhiệt.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Các bệnh thường gặp ở trẻ em , Chăm sóc trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Xử lí thế nào khi bé bị nhiễm trùng tai?
  • Trẻ bị ghẻ
  • Những bệnh gây hậu quả xấu cho trí thông minh của trẻ
  • Cách trị tật đái dầm ở trẻ
  • Hậu quả của việc tập cho bé ngồi, đứng qua sớm

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn