Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Chứng đau đầu khi mang thai

Hỏi: Tôi mang thai ở tuần 20. Từ hồi còn nghén, đôi khi tôi bị đau đầu, cho đến bây giờ vẫn không đỡ, có những lúc rất đau. Cho tôi hỏi, nhức đầu khi đang mang thai có bình thường không? Có gì đáng lo ngại không?

Trả lời: Mặc dù không gặp nhiều như ốm nghén, nhưng mệt mỏi, đau đầu là triệu chứng cũng phổ biến khi mang thai, và cũng hiếm khi là vấn đề to tát. Nhưng thật không may, điều trị những chứng đau đầu này không đơn giản như lúc chưa mang thai, vì lúc này một số thuốc bị cấm dùng cho các bà bầu. Tuy nhiên, cách đơn giản là thay đổi lối sống có thể có hiệu quả trong việc ngăn chặn các cơn đau đầu thường xuyên.

Nguyên nhân đau đầu trong kì mang thai

Mặc dù đau đầu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong kì mang thai, nhưng hầu hết chị em đều gặp phải trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kì. Nguyên do thường là do sự căng thẳng và trọng lượng tăng lên làm chị em mệt mỏi. Một số nguyên nhân khác gây đau đầu là do lượng đường trong máu thấp, mất nước, thiếu ngủ, căng thẳng và caffeine.

Phòng chống đau đầu khi mang thai

Trong khi một số nguyên nhân gây nên đau đầu là không thể tránh khỏi thì việc tốt nhất cần làm là nghỉ ngơi và tận hưởng các hoạt động thư giãn… có thể làm để giảm thiểu tần suất đau đầu. Hoặc đi bộ, thường xuyên tập thể dục hàng ngày sẽ ngăn ngừa đau đầu liên quan đến căng thẳng. Cắt giảm dần lượng caffeine. Cuối cùng, chú ý đến tư thế của bạn, và tránh tư thế thõng vai.

Điều trị

Khi bị đau đầu, hãy chọn các biện pháp khắc phục hậu quả tự nhiên trước khi dựa vào thuốc để giảm đau. Bạn có thể nằm ở phòng yên tĩnh, đặt miếng gạc mát hoặc ấm trên trán, rồi nhờ người khác massage nhẹ nhàng. Bạn cũng thể tắm vòi sen ấm hoặc có một bữa ăn nhẹ và một ly nước. Nếu những phương pháp này không hiệu quả, hãy nhờ các bác sĩ tư vấn để có thể chọn loại thuốc phù hợp và có thể dùng được cho bà bầu. Những loại thuốc như ibuprofen, aspirin… không nên tự ý dùng trừ khi có sự chấp thuận của bác sĩ.

Trong một vài trường hợp hiếm hoi, đau đầu có thể là một triệu chứng của một vấn đề lớn hơn, nghiêm trọng hơn. Nếu bạn đang ở trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng tiếp theo) hoặc thứ ba (3 tháng cuối), mà bạn lại bị đau đầu tồi tệ thù cần đi khám sớm để bác sĩ có thể loại trừ tiền sản giật. Bất kỳ cơn đau đầu đi kèm với thay đổi thị lực, sốt, cứng cổ, tăng cân đột ngột, đau bụng, sưng trong tay, mặt hoặc thay đổi trong cảm giác hay sự tỉnh táo… cũng nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Sởi nguy hiểm thế nào với phụ nữ mang thai?
  • Chuẩn bị chu đáo trước khi sinh mổ
  • Xông lá giải cảm có nguy cơ làm thai chết trong bụng mẹ
  • Nâng ngực có thể cho con bú?
  • Để không sinh con nhẹ cân

Bình luận

  1. Thuy đã bình luận

    18/09/2011 at 11:59 chiều

    Chào bas si! Toi 26 tuoi , Ngay het kinh cua toi là ngay 27 thang 4 nam 2011 ,Toi dang co thai con dau long, nhung rat tiec toi khong biet tinh thai nhi duoc bao nhieu tuan, Mong bac si giup toi voi! Cam on bac si

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      21/09/2011 at 9:29 sáng

      Bạn lấy ngày bắt đầu thấy kinh của kỳ kinh cuối nhé ( thông tin của bạn là ngày hết kinh thì không dùng được) và nếu vòng kinh đều 28-30 ngày thì bạn tính ngày đó đến nay là bao nhiêu ngày chia cho 7 ra tuần tuổi thai nhi. MYC lấy ví dụ sau : ngày thấy kinh 23/4 (đến 27/4 thì sạch kinh) , VK 28 ngày vậy đến 18/9 thai được 21 tuần 2 ngày, dự kiến ngày sinh là 30/1/2012 (ngày + 7, tháng – 3).

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn