Một số bé khi ngủ cũng có thể ngáy như người lớn. Nếu bé ngủ ngáy không thường xuyên do các nguyên nhân: bé bị cảm lạnh hoặc dị ứng thời tiết, gây cản trở xoang; bé đùa nghịch quá sức hoặc quá mệt vào ban ngày thì phụ huynh không cần phải quá lo lắng vì đây là dấu hiệu trục trặc sức khỏe tạm thời ở bé.
Một số nguyên nhân gây ngủ ngáy ở trẻ
Đường thở bị cản trở
Ngủ ngáy xuất hiện khi đường thở của bé bị tắc bởi dịch (nước mũi) hoặc tiết nước bọt không ngừng. Khi đó, bé phải cố sức để thở và ngủ ngáy là kết quả sau cùng. Điều này thường xảy đến khi bé bị cảm lạnh hay dị ứng thời tiết.
Viêm VA (Sùi vòm họng)
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, VA vốn là tổ chức tế bào bạch cầu có nhiệm vụ chống lại vi khuẩn đi vào đường hô hấp. Do tiếp xúc thường xuyên với vi khuẩn nên nó rất dễ bị viêm nhiễm.
Nếu viêm kéo dài, VA sẽ phát triển lớn, nó có thể là triệu chứng nguy hiểm, gây khó khăn cho sự thở của trẻ, tạo nên chứng ngủ ngáy.
Viêm amiđan
Việc amiđan (một trong hai bộ phận nhỏ ở hai bên họng, gần cuống lưỡi) to lên và bổ sung thêm những hạch hạnh nhân ở họng. Khi mà cơ ở vòm họng không phải hoạt động nhiều trong quá trình ngủ, các amiđan và những hạch hạnh nhân là nguyên nhân làm hẹp (cản trở, gây tắc) luồng không khí trong cổ họng. Sự hỗn loạn bên trong của luồng không khí gây nên vấn đề này, đó cũng là lý do tại sao trẻ phát ra âm thanh ngáy khi trẻ ngủ.
Ngưng thở tạm thời khi ngủ
Ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở tạm thời khi ngủ, khi giấc ngủ bị quấy rầy sẽ gây ra những xáo trộn trong suốt cả ngày như mệt mỏi, rối loạn hành vi hay thiếu tập trung. Khi ấy, bé xuất hiện những tiếng ngáy to theo nhịp đều đều.
Tư thế ngủ kỳ lạ
Một lý do khác là do tư thế ngủ kỳ lạ. Ví như, một vài trẻ em trong giấc ngủ ban đêm thì thường bị hẹp luồng không khí sẽ ngủ với tư thế lưng nằm trên gối làm cho đầu của chúng lộn ngược xuống dưới, hay cổ của chúng sẽ bị kéo căng ra giống như là người làm xiếc diễn trò nuốt một cây kiếm vậy. Có lẽ những tư thế ngủ này làm cho lưỡi dốc xuống ra đằng sau cổ họng, khi đó sẽ xuất hiện những tiếng ngáy khi trẻ ngủ.
Dấu hiệu nên đưa bé đi khám
- Bé thường xuyên phải thở bằng miệng.
- Khoảng ngưng giữa hai nhịp thở kéo dài vài giây.
- Bị gián đoạn giấc ngủ vì ngáy, ngủ không ngon giấc.
- Bé phải gồng mình để thở, giống như chuẩn bị hắt hơi.
Lưu ý
Những dấu hiệu trên gây cản trở giấc ngủ nên khiến bé mệt mỏi, cáu kỉnh suốt cả ngày, ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe của bé. Nên đưa bé đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và cách điều trị ngủ ngáy ở bé. Nếu bé có phần amidan rộng và mắc chứng sùi vòm họng, bé sẽ được chỉ định phẫu thuật.
“Tin vui là khoảng 95% bé được phẫu thuật cắt bỏ amidan hoặc sùi vòm họng ở bé thành công” – chuyên gia Mindell tiết lộ.
Nếu bé cần được chỉ định phẫu thuật, cha mẹ nên thảo luận mối nguy hiểm và những ảnh hưởng đến sức khỏe bé cùng bác sĩ. Tùy vào tình trạng bệnh, bé có thể được chỉ định cắt amidan khi bé dưới 3 tuổi.