Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những bệnh về mắt thường gặp ở trẻ

Đôi mắt của trẻ cần được bảo vệ cẩn thận vì chúng có thể bị mắc rất nhiều căn bệnh về mắt như: đau mắt hột, viêm mí mắt, viêm giác mạc,… Điều cần thiết là người lớn cần biết về những thông tin của bệnh để có thể phòng, và chữa trị cho trẻ.

tra thuốc mắt

Đau mắt hột

Đau mắt hột là căn bệnh phổ biến. Mọi người đều coi thường bệnh này, song nó lại có thể gây mù ở một số người.

Trẻ em mới nhiễm đau mắt hột thường là cấp tính, ngoài cảm giác ngứa và khô rát ở mắt, (triệu chứng viêm kết mạc có kèm theo nổi mẩn), tuyến hạch trước tai sưng to, dễ chẩn đoán nhầm sang một căn bệnh viêm kết mạc khác.

Để đề phòng bệnh đau mắt hột, cần ngăn chặn những nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh mắt hột do mắt điều tiết gây ra, có thể thông qua con đường “mắt – tay” hoặc “mắt – vật bẩn” để lây lan. Vì thế, nên tập thói quen giữ vệ sinh cho trẻ, không dùng tay dụi mắt, chỉ dùng khăn mùi xoa, khăn mặt riêng của mình, không nên rửa mặt bằng chậu mà nên rửa mặt, rửa tay dưới vòi nước.

Đối với trẻ có cuộc sống tập thể, ngoài việc giáo dục trẻ vấn đề vệ sinh cá nhân ra, còn nên chú ý đến môi trường xung quanh trẻ. Ví dụ, thường xuyên khử trùng vòi nước, kiểm tra vệ sinh định kỳ đối với trẻ và kiểm tra mắt cần được thường xuyên để kịp thời phát hiện những căn bệnh về mắt, thuận lợi cho điều trị và cách ly. Đồ dùng cá nhân của trẻ ở trường, ngoài việc dùng riêng phải khử trùng thường xuyên. Bệnh mắt hột có thể truyền đi truyền lại, trong quá trình điều trị phải vệ sinh mắt định kỳ. Khi phát hiện trong gia đình có người đau mắt hột nên tiến hành điều trị tập thể cả gia đình để ngăn chặn lây lan. Bệnh mắt hột cần điều trị trong một thời gian dài. Bệnh thường gây ra các chứng như xệ mí, lên chắp, mọc lông quặm. Cần có thời gian điều trị và tiến hành tiểu phẫu.

Trẻ bị đau mắt hột, có thể thấy những hạt nhỏ li ti ở mắt. Trẻ sẽ thấy rất ngứa và khó chịu, có khi mạch máu của giác mạc còn bị che lấp đi. Nếu điều trị không kịp thời có thể dẫn đến xệ mí, viêm bờ mi, lông quặm, đục giác mạc…

Viêm mí mắt

Một số cha mẹ phát hiện, mắt của con mình lúc nào cũng đầy nước mắt, quan sát kỹ hơn sẽ thấy lông mi dưới mọc quặp vào bên trong. Vì bị lông mi chạm vào nên trẻ thường xuyên chảy nước mắt. Bệnh này gọi là viêm bờ mi.

Có hai nguyên nhân gây bệnh chủ yếu: Một là sống mũi ở trẻ quá thấp, bằng phẳng, phát triển không đều, ảnh hưởng đến phần da tiếp giáp giữa mũi và mí gây nên. Hai là do cơ của mí mắt dưới phát triển quá mức ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của bờ mi.

Trẻ có lông mi mọc quặp, không cần điều trị, vì lông mi rất mềm nên không tổn thương đến giác mạc, khi trẻ lớn lên tình trạng đó sẽ dần dần được cải thiện và mất đi. Nếu lông mi chọc vào mắt ở mức độ nghiêm trọng, trẻ bị chảy nước mắt hay chớp mắt, ngứa ngáy dùng tay dụi mắt thì cần phải điều trị.

Viêm giác mạc

Viêm giác mạc là bệnh thường gặp, người bị viêm giác mạc nặng có thể dẫn đến loét giác mạc, lưu lại vết sẹo màu trắng trên giác mạc, từ đó ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.

Nguyên nhân:

– Chấn thương: Rách, xước giác mạc, dị vật tác động. Trong chiến tranh tác nhân có thể là những mảnh đạn nhỏ, chất độc hoá học… Trong thời bình:, có thể là bụi đá mài, hạt thóc, cọng rơm, bỏng hoá chất… Những chấn thương này mở đường cho vi sinh vật xâm nhập vào tổ chức giác mạc, gây tổn thương hoại tử tổ chức.

– Do các vi khuẩn: trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu gây nên.

– Virus và các nguyên nhân khác: dễ gây tổn thương giác mạc, gây viêm giác mạc. Bệnh này rất khó điều trị. Viêm loét giác mạc do nấm ít gặp, nhưng mắc phải cũng rất khó khăn trong điều trị và dễ gây biến chứng.

Mọc chắp (lẹo) ở mắt

Chắp ở mắt là triệu chứng viêm mủ mí mắt. Lúc đầu, mí bị sưng, mắt đỏ và đau, sau đó mí mắt nổi lên một nốt bé hơn hạt gạo, ấn tay vào thấy rất đau. Sau đó, nốt này vỡ ra, làm mủ trào ra ngoài.

Khi mới bị lên chắp có thể dùng cách sau:

  • Dùng khăn mặt ấm, sạch để chườm, mỗi lần 15 phút, mỗi ngày 3 lần.
  • Nhỏ thuốc nước hoặc thuốc mỡ vào mắt bị đau.
  • Khi mủ chín, nốt nhỏ tự vỡ ra, dùng bông gòn chấm thuốc khử trùng lau mủ, nếu nốt to thì nên đến bệnh viện để chích.
Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Chăm sóc trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ
  • 7 việc làm giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa hè
  • Phải làm sao khi trẻ nhiễm giun Kim
  • Đau đầu vì “bệnh định kỳ” của con
  • Xử lí thế nào khi bé bị nhiễm trùng tai?

Bình luận

  1. my đã bình luận

    13/04/2012 at 2:49 chiều

    bi hot do o mi mat duoi la sao vay chi

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn