Viêm ruột thừa là do nhiễm khuẩn trong lòng ruột thừa, đoạn ruột này sẽ bị bít tắc. Đây là một trong những bệnh cấp tính ngoại khoa thường gặp trong thời gian có thai, gây ảnh hưởng lớn xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Sự quá sản tổ chức limpho ở thành ruột thừa là nguyên nhân chính gây tắc lòng ruột thừa. Ngoài ra có thể gặp các nguyên nhân tắc khác như: sỏi phân, ký sinh trùng (giun đũa chui vào ruột thừa), các dị vật (hạt quả)…
Triệu chứng
Tỷ lệ gặp viêm ruột thừa ở phụ nữ có thai tương đương với người bình thường. Trong 6 tháng đầu của thai kỳ, triệu chứng không có nhiều khác biệt so với phụ nữ bình thường. Tuy nhiên do lúc này tử cung mở rộng, vị trí ruột thừa nhíc lên trên, điểm ấn thấy đau có thể lên cao và không điển hình. Mức độ căng của cơ thành bụng không được nhiều nên gây khó khăn cho việc chẩn đoán, có thể bị nhầm lẫn với bệnh thận hoặc gan, mật.
Trong 3 tháng cuối, dấu hiệu lâm sàng có thay đổi do tử cung to đẩy manh tràng lên cao và xoay ra ngoài nên điểm đau dâng cao và lệch ra thắt lưng. Do ảnh hưởng của nội tiết tố gây giữ nước làm phản ứng thành bụng giảm độ nhạy cảm dẫn tới chẩn đoán chậm.
Ảnh hưởng của bệnh
Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ: Khi phụ nữ mang thai bị viêm ruột thừa, chứng viêm rất dễ lan tỏa vì khi mang thai sự cung ứng máu cho khoang chậu nhiều, đồng thời tử cung to làm cho võng mạc mở rộng, khiến khả năng hạn chế chứng viêm của cơ thể giảm. Do đó dễ làm ruột thừa hoại tử và bị thủng.
Ảnh hưởng đến thai nhi: Chất độc do vi khuẩn tạo ra đi vào máu rồi tác động đến thai nhi, làm cho thai nhi thiếu oxy, đồng thời ruột thừa bị viêm cũng có thể trực tiếp kích thích đến tử cung, làm cho tử cung co thắt, dễ dẫn đến sảy thai, đẻ non.
Viêm phúc mạc do ruột thừa bị thủng gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
Xử trí với bệnh
Cần phải chẩn đoán sớm và tiến hành phẫu thuật kịp thời đối với bệnh viêm ruột thừa cấp tính trong thời kỳ mang thai. Khi chẩn đoán đúng bệnh, dù thời hạn mang thai và mức độ bệnh tình như thế nào cũng phải phẫu thuật ngay, tránh để bệnh tình phát triển nhanh.
Sau khi làm phẫu thuật có thể dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc đẻ non, do vậy bạn cần lưu ý nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe và dùng thuốc theo đơn của bác sỹ để tránh tình trạng trên. Đồng thời sau khi phẫu thuật ổn định, bạn cần phải thường xuyên thăm khám thai để xác định xem có biến chứng nào tới thai nhi không? Và không tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào khi không có chỉ định của bác sĩ.
Đối với những trường hợp viêm ruột thừa nhẹ, qua theo dõi khắt khe bác sỹ có thể chỉ định cho bạn điều trị bằng thuốc để hoãn giải thời gian bệnh, chờ đến khi sinh xong thì xử lý tiếp.