Lúc này chính là thời điểm bé nhà bạn đã bắt đầu có những cảm nhận rõ ràng hơn về thế giới bên ngoài: những âm thanh, giọng nói và khuôn mặt… tất cả đều thật mới mẻ và lạ lẫm với bé.
Một thế giới lạ lẫm
Tử cung của bạn là một môi trường ấm áp và thoải mái, nên phải mất một thời gian để con bạn thích nghi với những hình ảnh, âm thanh và những cảm giác đa dạng của cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ. Bạn có lẽ không thể biết được hầu hết tính cách của bé vì bé bắt đầu và chuyển sang một vài trạng thái ngủ khác nhau, tỉnh táo tĩnh và tỉnh táo động.
Cách duy nhất con bạn biết giao tiếp là khóc, nhưng bạn có thể giao tiếp với bé bằng giọng nói của bạn và sự vuốt ve. Bây giờ bé đã có thể nhận ra giọng nói của bạn và phân biệt nó với các giọng khác.
Bé có thể thích được, vuốt ve, âu yếm, massage và bế rong. Bé thậm chí sẽ phát ra âm thanh “ah” khi bé nghe thấy giọng bạn hoặc nhìn thấy khuôn mặt bạn và bé hào hứng tìm bạn trong đám đông.
Quấy khóc bất thường
Nếu bé khóc nhiều hơn 3 tiếng liên tục từ ba ngày trở lên trong một tuần và kéo dài ít nhất 3 tuần, mà không có sự giải thích về mặt y học cho tình trạng của bé, có khả năng bé đã mắc hội chứng trẻ quấy khóc bất thường – một thuật ngữ dùng để mô tả cơn quấy khóc một cách mất kiểm soát của một đứa trẻ khoẻ mạnh.
Em bé bị mắc hội chứng này có thể hoạt động một cách không thoải mái – liên tục duỗi hoặc co chân và đánh hơi (đánh rắm). Cơn quấy khóc và sự không thoải mái của bé có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng thường dữ dội nhất vào khoảng từ 6h tối đến nửa đêm.
Rất may, hội chứng này không kéo dài mãi. 60% trẻ sẽ tránh được tình trạng xấu nhất khi ba tháng tuổi, 90% sẽ đỡ khi được bốn tháng tuổi.
Rốn lõm hay lồi?
Sau khi trẻ ra đời, bác sĩ (hoặc chồng bạn) sẽ cắt dây rốn của bé một cách không đau đớn, để lại gốc rốn. Bạn sẽ thấy trong suốt hai tuần đầu phần còn lại của dây rốn sẽ bắt đầu rụng.
Hãy học cách tắm bé để giữ cho vùng rốn được khô ráo. Khi dây rốn đã hoàn toàn đứt và rụng ra, phần còn lại chính là chiếc rốn đáng yêu của bé.
Hãy thong thả
Bạn có thể nhận thấy bé đang trở nên cáu kỉnh hoặc kén chọn vào cuối buổi trong ngày. Điều này là bình thường. Có thể là bé chỉ bị choáng ngợp bởi những hình ảnh và âm thanh mới. Có nhiều thứ có thể dẫn đến điều này mặc dù nhà bạn khá là yên tĩnh.
Nhịp tim và kiểu bú mẹ của bé thực sự thay đổi khi bé nghe thấy một âm thanh mới. Khi bạn thấy bé bị kích động, hãy sắp xếp cho bé một khoảng thời gian yên tĩnh, mát xa, ôm ấp hoặc đu đưa để giúp xoa dịu bé.
Trạng thái khóc lóc ủ rũ
Là một người mẹ trẻ, thật bình thường khi cảm thấy hơi bị tổn thương tình cảm. Ít nhất 60 đến 80% các bà mẹ trẻ đều trải qua trạng thái khóc lóc ủ rũ, một dạng nhẹ của bệnh trầm cảm mà có thể gây ra khóc lóc, lo lắng, khó ngủ, cáu gắt và buồn bã.
Nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần, có thể bạn đã bị mắc hội chứng trầm cảm sau sinh, một tình trạng nghiêm trọng mà có đến 20% các bà mẹ trẻ bị mắc. Nếu bạn cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào như mất ngủ, dễ xúc động hoặc buồn rầu mà vẫn dai dẳng suốt ngày, giảm sự hứng thú với mọi hoạt động, khó tập trung, thay đổi khẩu vị, lo lắng, cảm thấy rất có lỗi, lên cơn hoảng loạn (những triệu chứng bao gồm tim đập loạn xạ, chóng mặt, bối rối, cảm giác những điều chẳng lành sắp xảy ra), hoặc có ý nghĩ tự tử – hãy liên hệ ngay với trung tâm y tế. Không chỉ bạn sẽ được giúp đỡ thoát khỏi tình trạng này mà bé cũng sẽ có lợi hơn khi bạn suy nghĩ lành mạnh hơn.
Việt Hồng đã bình luận
Bé nhà tôi được 9 ngày tuổi. Tôi thấy bé cứ ti vào là bên dưới lại xì xoẹt ra, xong cháu lại đói và lại tiếp tục phải bổ sung sữa. Tô biết dạ dày các bé còn nhỏ nên không thể chứa quá nhiều, nhưng như vậy có gì bất lợi không? Thêm nữa là cháu hay bị nấc, không làm sao để bé đỡ được, làm sao để cải thiện tình hình này? MYC làm ơn tư vấn giúp, Tôi xin cảm ơn.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé xì xoẹt thì chóng lớn, miễn là phân vàng mềm nhuyễn đừng có lổn nhổn hoa cà hoa cải, bạn nên chú ý ăn uống cẩn thận thôi. Bé nấc là bị lạnh thóp và chân, cần đội mũ và đi tất chân, mỗi khi nấc bạn nên cho bú.