Sinh mổ hiện nay đã được khẳng định là phương thức khá an toàn, nhưng đây vẫn là một loại hình phẫu thuật đối với thai phụ. Xem xét mổ đẻ khi sinh một cách khách quan để chúng ta có thể thấy được ưu khuyết điểm của nó có thể mang lại đôi điều bổ ích cho bạn đọc?
Ưu điểm của đẻ mổ
– Cứu được tính mạng của người mẹ và thai nhi do các nguyên nhân như: đầu thai không thuận, thai nhi bị bệnh tật có tính chất nguy hiểm như bệnh tim, bệnh thận…
– Mổ đẻ là hình thức giải thoát nguy hiểm cho thai nhi và người mẹ. Đây là phương pháp có hiệu quả để giải quyết việc khó sinh. Mổ đẻ sử dụng thủ thuật phẫu thuật có tính chính xác cao, dùng chất gây mê để tiến hành.
– Nếu đã chọn phương pháp mổ đẻ, trước khi thai phụ bắt đầu co rút tử cung hãy tiến hành mổ đẻ để giúp người mẹ tránh những trận đau đớn khi sinh đẻ.
– Nếu khi mang thai, thai phụ bị các bệnh như u buồng trứng, u xơ… thì việc mổ đẻ sẽ là tốt nhất để vừa lấy thai nhi ra, vừa có thể cắt bỏ khối u và chữa các bệnh.
– Cùng với việc tiến hành mổ khi sinh, có thể phẫu thuật triệt sản, tức là phẫu thuật thắt ống vận chuyển noãn.
– Mổ khi sinh có thể sẽ là phương pháp cấp cứu đối với việc cứu những thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm vì mổ khi sinh có thể lấy thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ rất nhanh.
Nhược điểm của đẻ mổ
Với người mẹ
– Khi mổ đẻ nhất thiết cần phải có thuốc mê, nhưng bản thân thuốc mê lại có hại, hay gây ra các tác dụng phụ, làm tụt huyết áp,…
– Tử cung bị thương: Mổ đẻ dễ làm cho tử cung bị thương, ảnh hưởng đến sự co thắt bình thường của tử cung.
– Mổ đẻ để lại vết thương cả về thể chất lẫn tinh thần của người mẹ.
– Phẫu thuật dễ mất nhiều máu: Thông thường thì âm đạo tiết ra một lượng máu không nhiều, nhưng khi mổ đẻ thì lượng máu mất đi gấp nhiều lần. Do mất lượng máu nhiều, khiến cho hàm lượng máu để co rút tử cung giảm thiểu, ảnh hưởng đến sự hồi phục của tử cung, khiến cho sự hồi phục sức khoẻ sau khi sinh của người mẹ chậm lại.
– Mổ đẻ là nguyên nhân phát sinh nhiều chứng bệnh: Theo báo cáo thì phụ nữ mổ đẻ phát sinh các chứng bệnh âm đạo tăng 4 lần, chiếm 18%. Mất máu gây viêm nhiễm tăng chiếm 35%, mất máu sau sinh chiếm 16%.
– Mổ đẻ để lại nhiều di chứng như: tử cung bị mẩn đỏ dễ dẫn đến dính ruột, viêm bàng quang…
– Dù cuộc phẫu thuật đã hoàn thành thì vẫn có thể phát sinh nhiễm trùng vết mổ ở thành bụng, vết mổ không lành và để lại sẹo.
– Mổ đẻ gây ảnh hưởng đến tuyến sữa: Do phẫu thuật mổ đẻ sẽ dẫn đến tổn thương, tinh thần của sản phụ bị mệt mỏi khiên sự điều tiết để phân chất các tuyến sữa từ não bộ bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phân tiết bình thường của tuyến sữa.
– Sau khi đẻ mổ, người mẹ sinh con lần nữa sẽ gặp rất nhiều vấn đề. Các vết thương tử cung dễ gây hiện tượng vỡ tử cung, gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người mẹ và cả đứa trẻ. Với sản phụ sinh mổ, muốn sinh trở lại cần chờ ít nhất là ba năm và khoảng cách tốt nhất là 5 năm. Nếu mang thai lần nữa sau khi đẻ mổ mà tiến hành phá thai, dễ phát sinh tình trạng thủng tử cung.
Với thai nhi
– Những trẻ được sinh ra do mổ thiếu đi sức ép cần thiết của đường sinh sản so với khi sinh tự nhiên, rất có thể phát sinh hội chứng trụy hô hấp, xuất huyết nội, viêm phổi. Khả năng miễn dịch với bệnh của trẻ đẻ mổ thường kém hơn so với những trẻ được sinh ra bằng đường âm đạo nên các trẻ này sau khi trưởng thành dễ mắc bệnh…
– Những ca mổ đẻ sớm nếu không phải trong trường hợp khẩn cấp sẽ không có lợi cho trẻ sơ sinh và nếu càng mổ sớm, tỷ lệ nguy hiểm đối với trẻ càng cao. So với các trẻ mổ sinh vào tuần thứ 39 hoặc sau đó, các trẻ mổ sinh vào tuần thứ 37, 38 có nguy cơ cao hơn mắc phải các bệnh về đường hô hấp, do trung khu hô hấp chưa được chuẩn bị, trẻ cũng bị ảnh hưởng về lượng đường trong máu và các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng.
– Trẻ đẻ mổ nếu non tháng có nhiều biến chứng như: bệnh võng mạc sơ sinh, xẹp phổi… Bệnh võng mạc sơ sinh nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây mù ở trẻ.
– Mới đây, một nghiên cứu cũng tìm ra rằng 80% trẻ mổ sinh có nguy cơ cao bị bệnh hen.
– Phần lớn số trẻ mổ sinh đều phải nhận được sự chăm sóc y tế đặc biệt sau khi chào đời.
Như vậy, sinh con bằng đẻ mổ không lí tưởng như nhiều người vẫn nghĩ. Do đó, những thai phụ có thể sinh con thông qua âm đạo, nên cố gắng thực hiện đẻ thường. Chỉ trong trường hợp người mẹ không thể sinh con tự nhiên thì mới lựa chọn thời gian thích hợp để tiến hành phẫu thuật mổ đẻ.
Phạm Thị Hương đã bình luận
MYC thân mến!
tôi đang mang thai đươc hơn 32 tuần(mang thai lần đầu), cách đây 6 năm tôi mổ ruột thừa, và cách đây hơn năm tôi mổ nội soi để thông tắc vòi trứng. Vậy tôi có đẻ thường được không?
Mong câu trả lời sớm của MYC.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Những cuộc mổ trực tiếp vào tử cung thì mới đáng ngại. Bạn vẫn có khả năng đẻ tự nhiên được