Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sự phát triển của bé 3 tuần tuổi

Ở cuối tuần 3, bé sẽ có thể tự ngẩng được đầu dậy và quay từ bên này sang bên kia khi đang nằm úp bụng. Bạn hãy nằm xuống đối diện với bé để cổ vũ bé ngẩng đầu lên nhìn bạn.

Đến cuối tuần này, bé có thể nâng được đầu dậy và quay từ bên này sang bên kia khi nằm úp bụng.

Bụng của trẻ

Hãy chắc chắn rằng bạn vẫn tiếp tục đặt bé nằm úp để tập lẫy khi bé thức. Trẻ nên ngủ với tư thế nằm ngửa, nhưng chúng cũng cần được nằm úp mỗi ngày để tăng cường cơ cổ, giúp chúng ngẩng đầu, quay sang ngang, nâng đầu lên và cúi xuống. Thời gian tập lẫy sẽ giúp bé tránh được việc bị bẹp đầu khi nằm ngửa.

Đến cuối tuần này, bé có thể nâng được đầu dậy và quay từ bên này sang bên kia khi nằm úp bụng. Hãy nằm xuống đối diện với bé để cổ vũ bé nâng đầu lên nhìn bạn. Bạn cũng có thể gấp một chiếc khăn tắm hoặc chiếc chăn mỏng và đặt dưới ngực của bé để giúp bé ngẩng lên. Tiếp đó, hệ thống thần kinh và điều khiển cơ của bé sẽ trưởng thành và những cử động giật giật của bé sẽ trở nên linh động hơn.

Tự xoa dịu

Trẻ thích và cần được mút, vì vậy đừng ngăn cản bé. Trên thực tế có lẽ bạn không biết rằng núm vú giả có hiệu quả rất tốt trong việc giúp bé bình tĩnh.

Hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyên nên sử dụng núm vú giả vào giờ đi ngủ, dựa trên minh chứng là việc sử dụng núm vú giả có thể giảm nguy cơ đột tử ở trẻ em (SIDS). Khi không có sẵn núm vú giả hoặc ngón tay bạn ở đó, bé thậm chí có thể lấy ngón tay cái hoặc những ngón tay khác để tự dỗ dành bản thân.

Hãy ngừng hút thuốc

Nếu bạn hoặc chồng mình hút thuốc, bạn cần phải ngừng việc hút thuốc lại. Khói thuốc mà bé hít phải có thể cực kỳ nguy hiểm đối với bé – làm suy phổi, khiến bé dễ bị viêm tai hơn, tăng việc ngáy ngủ và rối loạn hô hấp khi ngủ. Đây chính là nguyên nhân gây ra những vấn đề về sức khoẻ, hành vi và khả năng nhận thức, và tăng gấp đôi nguy cơ bị đột tử.

Mặc dù bạn không hút thuốc khi bé ở trong phòng nhưng chất hoá học gây hại này vẫn lưu thông trong nhà bạn một khoảng thời gian.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Làm cha mẹ , Sự phát triển của trẻ sơ sinh

Bài viết liên quan

  • Tại sao trẻ nhỏ hay bị phân sống, đầy bụng và ốm vặt?
  • Dinh dưỡng điều trị béo phì ở trẻ em
  • 8 nguyên nhân khiến trẻ đái dầm
  • Những điều mẹ cần lưu ý khi đưa con đi khám định kỳ
  • Tự may gối hoa cho bé yêu

Bình luận

  1. Thuy van đã bình luận

    17/12/2012 at 2:43 sáng

    Chao chi!chi oi?baby cua e duoc hon 3 tuan rui,luc moi sinh be ngu rat sau,co khi Toi 4;5 tieng,sau khi thuc be bu Toi 4oz(em cho be bu me,nhung phai bom ra binh vi be khong Chiu bu vu me).nhung gio be ngu rat tinh chi khoang 1 Toi 2 tieng la day,ma bu cung it lai khoang 2 hay 3 oz la dung,trong luc dang ngu be hay dao dao con mat ,co khi mo mat rui ngu,be cung hay uong eo nua,e khong biet nhu vay la binh thuong?hay be bi benh gi ha chi?mong chi tra loi cho e bit voi?thanks chi nhiu,e moi sinh dua dau long nen khong co kinh nghiem.

    Trả lời
  2. NGUYENTRINH đã bình luận

    12/10/2011 at 3:11 chiều

    Chào Bác Sĩ
    Em mới sinh em bé được 18 ngày, 10 ngày đầu bé rất ngoan chỉ bú rôi ngủ, tuần gần đây bé hay quấy khóc và hay gòng mình liên tục đên tím người, lúc đang bú hay ngủ cũng gòng mình, những lúc bé như vây em fải làm sao a. Bé bị dậy có sao không Bác Sĩ . Bé ngủ cũng không được yên hay khóc thét lên, giât mình, gòng mình … rồi lại ngủ tiếp kiểu rât khó chịu.
    Em cho bé bú hoàn toàn bằng sửa mẹ.
    Em đang rất lo lằng cho bé, Nhất là ban đêm bé không ngủ mà cứ gòng mình đòi bú .
    Mong Bác Sĩ giúp em
    Em xin chân thành cám ơn .

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      23/10/2011 at 5:56 sáng

      Bạn nên bình tĩnh vỗ về bé, thì thầm bên tai và xoa vỗ nhẹ lưng, mông (nhiều mẹ bế xốc con và rung lắc càng làm bé sợ). Bạn nên mat-xa nắn bóp chân tay cho bé khi bé thức, trước lúc bú. Nên hỏi người cao niên cách "chữa" mà người ta hay nói là bị "trêu". Trên thực tế rất hiệu quả mà khoa học chưa giải thích nổi

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn